Ngày Quốc tế Thổ dân trên Thế giới ăn mừng các loại ngôn ngữ

Clan members of the Yolngu people  perform the Bunggul traditional dance during the Garma Festival

Clan members of the Yolngu people perform the Bunggul traditional dance during the Garma Festival Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một buổi lễ ăn mừng ngôn ngữ của các cộng đồng Thổ dân là một trọng điểm trong Ngày Quốc tế về Người Thổ Dân Trên Thế giới được tổ chức năm nay vào ngày thứ sáu 9 tháng 8 tức ngày mai.


Tại Úc đa số ngôn ngữ của Thổ dân có nguy cơ bị mất đi vĩnh viễn, tuy nhiên một số cộng đồng trên khắp nước Úc hiện tìm cách bảo tồn và hồi sinh các ngôn ngữ nầy.

Liên hiệp quốc ước lượng có khoảng 370 triệu người Thổ dân trên khắp thế giới, sống tại hơn 90 quốc gia khác nhau.

Trong khi họ chiếm không đến 5 phần trăm của dân số thế giới, thế nhưng họ nói nhiều ngôn ngữ ước lượng đến 7 ngàn thứ tiếng, đại diện cho 5 ngàn nền văn hóa khác nhau.

Giám đốc Vấn đề Giáo dục Ngôn ngữ Thổ dân tại đại học Sydney, bà Susan Poetsch cho biết trước khi vùng đất được biết là nước Úc trở thành thuộc địa, có khoảng 250 đến 300 tiếng nói.

“Đó là những ngôn ngữ rõ ràng, ngoài ra còn rất nhiều tiếng nói có các thổ ngữ nữa. Quí vị biết các thổ ngữ thuộc cùng một ngôn ngữ, vì vậy nếu quí vị đếm các tiếng nói thì con số có thể lên đến 600 đến 800 loại”.

Bà cho rằng hiện nay có khoảng 13 ngôn ngữ truyền thống vẫn còn được trẻ em Thổ dân nói, và do mọi thế hệ trong một cộng đồng.

“Mọi ngôn ngữ khác hoặc gặp nguy cơ mất đi, có nghĩa là chỉ có những người cao niên có thể nói mà thôi, điều quan trọng là thế hệ trẻ dấn thân trong bất cứ công việc nào để bảo tồn ngôn ngữ".

"Hoặc là tiếng nói của họ được hồi sinh, qua việc tổng hợp các nguồn gốc về lịch sử và văn khố, cũng như những hiểu biết từ cộng đồng”, Susan Poetsch.

Bà cho biết trong khi việc mất ngôn ngữ có thể xảy ra nhanh chóng, việc hồi sinh và tăng cường một loại tiếng nói cần nhiều thời gian và tài nguyên.

“Các tổ chức cộng đồng như những trung tâm văn hóa và ngôn ngữ hoặc các tổ chức cộng đồng khác chuyên về văn hóa, đó là những tổ chức rất quan trọng”.

Một trong các tổ chức đó là Trung tâm Thổ dân Tasmania.

Kể từ đầu thập niên 1990, trung tâm nầy đã hồi phục lại ngôn ngữ Thổ Dân Tasmania được gọi là tiếng Palawa Kani, bằng các sử dụng các hồ sơ viết tay do những người định cư đầu tiên cùng các nhà thám hiểm để lại.

Đồng điều hợp viên chương trình ngôn ngữ nầy là bà Anni Reynolds cho biết, ước lượng có từ 8 đến 16 ngôn ngữ tại Tasmania trước thởi thuộc địa và đã bị mất do các cuộc bạo động và di tản xảy ra với những người Thổ dân trong tiểu bang.

“Người ta cho rằng, việc hồi sinh bất cứ loại ngôn ngữ nguyên thủy là không thể thực hiện một các toàn bộ, thế nhưng bằng cách dùng các âm thanh ghi được, một loại tiếng nói có thể được hồi phục để dùng trên toàn Tasmania, cũng như sử dụng các tiếng nói càng gần nguyên thủy càng tốt”.

Bà cho biết tiến trình hồi sinh bắt đầu, bằng cách thu thập cành nhiều các bản viết tay càng tốt, sau đó các nhà ngôn ngữ học dạy cho người Thổ dân biết việc truy cập tiếng nói, rồi xem xét và nghiên cứu mọi từ ngữ, để xác định âm thanh nguyên thủy và ý nghĩa để tạo lập vần abc.

“Chúng tôi đang xúc tiến công việc qua các ngữ vựng được thu âm, điều tra mỗi từ và tạo ra nguồn gốc của mỗi từ đó, tất cả các bằng chứng mà chúng tôi có thể tìm thấy về việc sử dụng, phát âm thế nào và dùng trong trường hợp nào".

"Vì vậy chúng tôi có thể xác định các từ ngữ xuất phát từ các lãnh vực đặc biệt. tại những khu vực riêng biệt mà người Thổ dân nguyên thủy đã nói loại ngôn ngữ đó”, Anni Reynolds.

Bà nói rằng, cho đến nay có hai quyển tự điển tiếng palawa kani được xuất bản, với quyển thứ hai có 900 từ ngữ.

“Bây giờ quí vị có thể nói các câu bằng tiếng Palawa Kani và tiến trình có thể xác định các phần tử trong văn phạm, mà trước đây nghĩ là có thể làm được, khi người ta tìm danh sách bất kỳ các từ ngữ".

"Thế nhưng chúng ta có thể nhìm thấy các mẫu câu sử dụng, liên quan đến việc làm thế nào mọi người nói các loại ngôn ngữ Thổ dân khác”, Anni Reynolds.
"Tôi cũng muốn thấy có thêm nhiều người trẻ mạnh mẽ đứng lên, để tìm việc làm nữa”, Robyn Laswon.
Bà cho biết tiếng palawa kani tiên khởi được dạy cho những người trè Thổ dân ở Tasmania, sau đó chia sẻ ngôn ngữ đó với gia đình họ.

“Có lẽ chú tâm chính yếu của chúng tôi là đạy cho trẻ em từ lúc sinh ra, trong các cơ sở giữ trẻ trên các tiểu bang và chúng ta thấy các kết quả hiện nay".

"Do loại ngôn ngữ gần như bị mất, nên thật khó nhọc để hồi phục lại và trong số nhiều người, một số cho biết đã nỗ lực thêm nữa để học và sử dụng nó”, Anni Reynolds.

Bà nói rằng các địa danh, là một phần đặc biệt quan trọng trong việc hồi sinh và bảo tồn ngôn ngữ Thổ dân.

“Có những nơi nói loại ngôn ngữ rất thường xuyên, đó là cách thức để cho một ngôn ngữ Thổ dân được thông dụng".

"Đó cũng là cách thức mà tiểu bang và các cư dân có thể cho thấy niềm hãnh diện và hiểu biết về các tiếng nói Thổ dân bằng các hiểu được sự kiện, là nhiều tên địa phương bằng tiếng Thổ dân“, Anni reynolds.

Tại vùng Tanami ở lãnh thổ Bắc Úc, ngôn ngữ truyền thống hiện được bảo tồn qua quỹ Tín thác về Giáo dục và Huấn luyện Warlpiri.

Trưởng lão bộ tộc Lajamanu và là giám đốc Ủy ban Điều Hành của Quỹ Tín Thác, bà Robyn Lawson giải thích tổ chức nầy khởi sự như thế nào.

“Khu mỏ Newmont gặp gỡ các phụ nữ Warpiri và Hội đồng Điền Địa Trung Ương, cùng các chủ nhân truyền thống, cùng nhau thành lập một quỹ tín thác hồi năm 2005".

"Ý tưởng đó là dùng số tiền cho thuê mỏ, cho vấn đề giáo dục. Các chuyên gia đến 4 cộng đồng là Lajamanu, Yuendumu, Nyirrpi và Willowra, để hỏi về loại chương trình nào mà họ muốn có”, Robyn Lawson.

Trong khi ngôn ngữ Warlpiri là một trong các tiếng nói truyền thống được sử dụng rộng rãi nhất tại Úc với khoảng 3 ngàn người nói, nhưng lại bị UNESCO xếp hạng là gặp nhiều nguy hiểm.

Bà Lawson cho biết, ngôn ngữ là quan trọng đối với các cộng đồng Warlpiri, khi nó nối kết họ với vùng đất, với tổ tiên cũng như giữa họ với nhau.

“Chúng ta có các thầy cô giáo, là những người Thổ dân hay không Thổ dân, đã giảng dạy tại trường. Chúng ta có người Thổ dân thực hiện các chương trình tiếng Warlpiri, cũng như có các vị cao niên tham gia vào việc dạy trẻ em tại trường. Đó là cách làm thế nào để họ đọc và viết tiếng Warlpiri”, Robyn Lawson.

Một phụ nữ Lajamanu là bà Margaret Johnson, là một thành viên mới trong ban cố vấn của Quỹ Tín Thác và trực tiếp được hưởng lợi từ các chương trình của quỹ.

Bà cho biết, các lớp học song ngữ và hai nền văn hóa, cũng như tài nguyên phát triển qua quỹ, giúp cho cộng đồng những kỹ năng, để dễ dàng nói cả Anh Ngữ và tiếng Warlpiri.

“Pha trộn với Anh Ngữ là chuyện khá khó khăn, bởi vì khi mọi thứ là tiếng Anh, quí vị phải biết chính mình là ai, với văn hóa và ngôn ngữ bản địa”.

Bà Lawson cho biết bà hy vọng rất nhiều, về tương lai của quỹ Tín thác và Thổ dân bộ tộc Warlpiri.

“Hy vọng là muốn thấy có nhiều chương trình và tăng cường những chương trình đó nữa".

"Tôi cũng muốn thấy có thêm nhiều người trẻ mạnh mẽ đứng lên, để tìm việc làm nữa”, Robyn Laswon.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share