Mái ấm gia đình: Con không muốn làm người Việt

ac7bfb46-2a8c-4adf-b533-6535f89fdc0a.JPG

Hai bé Quỳnh Thúy và Tấn Lực đón Tết như một cách giữ gìn bản sắc Việt trong gia đình.

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ngày Tết nói về nguồn cội gia đình. Một ngày, nếu con bạn nói rằng 'mẹ ơi con không thích làm người Việt', 'tại sao da con không trắng', bạn sẽ trả lời thế nào với con?


Trong một xã hội mà sự phân biệt chủng tộc còn tồn tại mạnh mẽ, nhiều người vẫn coi rằng da trắng giống người Úc hơn, là Châu Á thì kém cỏi hơn, chị Ngọc Phạm chọn dạy con 'theo lối riêng'.

Ghé thăm  để xem thêm nhiều câu chuyện hơn bằng  hay .

Cuộc trò chuyện của người sản xuất chương trình radio SBS Bích Ngọc và nhà văn Sheila Ngọc Phạm bắt đầu từ một bài viết được chia sẻ trên SBS. T. Con gái 8 tuổi của anh từng cầm tay cha và hỏi vì sao nó không trắng như cha nó và không thích đi học tiếng Việt ở trường Việt ngữ mỗi cuối tuần.

Bích Ngọc hỏi ý kiến của nhà văn, tác giả Sheila Ngọc Phạm, tại sao một số đứa trẻ gốc Việt hay Châu Á ở Úc muốn chối bỏ cội nguồn Châu Á của mình? Kinh nghiệm của chính chị khi là một người Việt thế hệ thứ hai lớn lên ở Úc và làm mẹ của hai đứa con lai như thế nào?

Mời nhấn vào audio để nghe trò chuyện của Bích Ngọc SBS và Sheila Ngọc Phạm.
Sheila-Ngoc-Pham.jpg
Sheila Ngoc Pham Portrait, Michael Crouch Room, Vietnamese Posters, SL Magazine Credit: Joy Lai

“Tây có thì Việt mình cũng có”

Tháng 12 năm 2022 sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng với gia đình của Sheila Ngọc Phạm và Josh Bird khi cô cùng chồng và hai con nhỏ về thăm Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên Sheila và Josh đến Việt Nam. Họ đã từng thăm miền Bắc, Josh thậm chí có thời gian sống và làm việc 6 tháng ở Hà Nội. Nhưng đây là lần đầu, gia đình 4 người, với hai con nhỏ 5 tuổi và 2 tuổi khám phá quê mẹ.

Bé Quỳnh Thúy (5 tuổi) và Tấn Lực (2 tuổi) mang hai dòng máu Việt, Anh, hiện đang sống tại Bankstown, cái nôi của người Việt tị nạn. Như mọi bé gái tuổi mẫu giáo, Quỳnh yêu thích lâu đài, công chúa và những câu chuyện cổ tích trong những cuốn sách mà mẹ Sheila Ngọc và cha Josh Bird đọc cho em mỗi tối trước khi ngủ.
Trong chuyến đi này, chị sẽ dành thời gian cùng con khám phá Huế, vùng đất kinh đô xưa của Việt Nam với kiến trúc cung đình, vua chúa và cái nôi của nhiều huyền thoại và văn hóa đặc sắc.
Dường như “castle, fairy, princess” là những thứ mà văn hóa Tây phương thường độc tôn. Chị Sheila muốn con hiểu rằng bất cứ thứ gì “Tây có thì Việt mình cũng có”, thậm chí còn đẹp và xuất sắc hơn.

Đó là lý do, trong chuyến đi này, chị sẽ dành thời gian cùng con khám phá Huế, vùng đất kinh đô xưa của Việt Nam với kiến trúc cung đình, vua chúa và cái nôi của nhiều huyền thoại và văn hóa đặc sắc.
familyphoto.jpg
Gia đình của Sheila Ngọc Phạm và Josh Bird cùng con gái Quỳnh Thúy, con trai Tấn Lực.

Sống ở khu Việt, ăn cơm Việt, học tiếng Việt, hàng xóm là người Việt

Đưa con về Việt Nam chỉ là một trong những nỗ lực của người mẹ thuộc thế hệ thứ Hai, nhằm giúp con hiểu được một nửa dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong huyết quản của mình.

Ngoại trừ việc không thể nói tiếng Việt rành rẽ, bé Quỳnh Thúy luôn tự hào mình là người Việt, và không cho rằng làm một người Việt sẽ khiến mình “ít Úc" hơn bất kỳ ai khác. Em tự hào có thể ăn những món ăn thuần túy Việt Nam, mà những người bạn thuần Việt ‘full-blooded’ không thể ăn.

Qua lời kể của chị Sheila Ngọc, chồng của chị, anh Josh Bird không phải là một người Úc gốc Anh điển hình. Josh Bird đam mê ngôn ngữ và văn hóa, theo học tiến sĩ ngành Châu Á học và thông thạo tiếng Hoa, đồng thời đang học nhiều ngôn ngữ như Việt Nam, Thái và Indonesia.

“Tôi nghĩ rằng tôi đang làm tốt việc nuôi dạy hai đứa con lai. Con gái tôi bé Quỳnh không có khái niệm rằng nó 'kém hơn' khi là người Việt Nam, ngoại trừ việc không thể nói tốt tiếng Việt.

Quỳnh có một người bạn cùng lớp thuần Việt, dường như còn biết ít tiếng Việt hơn con bé. Còn một cậu khác thì nửa Việt, nửa Philippines cũng không biết nhiều tiếng Việt.

Bé Quỳnh tự coi mình là người Việt Nam và rất tự hào về việc con có thể ăn đồ ăn Việt Nam một cách ngon lành, tốt hơn hầu hết những đứa trẻ cùng tuổi mà tôi quan sát, bao gồm cả những đứa trẻ Việt Nam thuần chủng mà chúng tôi quen.
Tôi cũng không gọi chồng mình là 'người Úc' mà là ‘người Anh’. Một ngày nào đó chúng tôi sẽ trao đổi với con về Anglo Australia nhưng chưa phải bây giờ. Bởi vì tôi không muốn con mình có suy nghĩ rằng người Anh có quyền là người Úc hơn người Việt.
Chúng tôi đã chọn sống trong một khu vực đa văn hóa mạnh mẽ Bankstown. Ngôi trường mà con gái tôi theo học là một trong số ít những trường thực sự có người da trắng, về cơ bản 99,9% là những người không nói tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ. Cả trường không có lấy một đứa bé da trắng nào.

Tôi muốn cho con mình thấy là người Việt rất bình thường, và xung quanh ai cũng giống như mình.

Có một lần con tôi khi đó 3 tuổi nói rằng English là normal, còn Vietnamese thì không. Tôi đã hướng dẫn con Vietnamese hay English thì đều là bình thường, đó là ngôn ngữ để giao tiếp. Không có gì khiến Vietnamese không bình thường hay ít quan trọng hơn English cả”, chị Sheila chia sẻ với SBS.
IMG_3108 (1).jpg
Bé Quỳnh luôn tự hào là người Việt. Credit: Sheila Ngọc Phạm

Thế nào là người Úc?

Chúng tôi hỏi nhà văn Sheila Ngọc Phạm việc nuôi dưỡng một đứa trẻ mang hai dòng máu Anh Việt ở Úc, cô nhận thấy điều gì làm chúng trở thành một người Úc đúng nghĩa? Cha mẹ phải dạy chúng điều gì về bản sắc của mình?

Sheila cho rằng nước Úc đang chuyển mình mạnh mẽ và trở thành xã hội đa văn hóa lớn mạnh hơn bao giờ hết. Việc phát huy giá trị và bản sắc, cũng như giữ gìn được di sản của mình là điều quan trọng trong bước tranh của nước Úc hôm nay.
Những chương trình truyền hình và các sản phẩm văn hóa, điện ảnh không phản ánh trung thực hết sự đa dạng của Úc, có quá nhiều người da trắng trên truyền thông.
Khi được hỏi về nguồn cội mình trong các chuyến du lịch vòng quanh thế giới, cô luôn nói rằng I’m Vietnamese. Bản ngã Việt Nam và niềm tự hào về nguồn gốc Việt luôn dẫn đường cô trong việc nuôi dạy con cái và sinh trưởng tại Úc.
——————————————————————————————————————————————-
Đôi dòng về khách mời
Sheila Ngọc Phạm là tác giả, nhà văn, nhà sản xuất podcast My Bilingual family trên SBS.
Hiện tại, cô là giám khảo cho Giải thưởng Văn chương Đa văn hóa năm 2022 của NSW và giám khảo cho Giải thưởng Văn học Kỹ thuật số Carmel Bird năm 2022.
Cha mẹ cô là người Việt tị nạn định cư ở Úc vào năm 1980, bản sắc Việt đã ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới quan, văn chương cũng như các tác phẩm của Sheila Ngọc Phạm.
LISTEN TO
How global forces shape bilingual family life image

How global forces shape bilingual family life

SBS Audio

20/03/202228:14
Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share