Mái ấm gia đình: Ngoài 60 tuổi, điều gì làm bạn hạnh phúc?

Group of seniors enjoying discussion at park

Image of Group of seniors meet up and discussion at public park. Credit: simon2579/Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Bước qua tuổi lục tuần, đời sống hôn nhân sẽ thay đổi ra sao khi con cái trưởng thành, có cuộc sống riêng? Với những người đã chia tay hoặc thiếu vắng người bạn đời, làm sao đối mặt với nỗi cô đơn...


Chuyên gia tham vấn gia đình Phương Phan từ Sydney là khách mời của Mái ấm gia đình tuần này.

Ngoài 60, hạnh phúc được định nghĩa như thế nào?

Trước tiên, định nghĩa / khái niệm về 2 từ HẠNH PHÚC – Không ai giống ai, mỗi người có ý tưởng hạnh phúc cho riêng mình, được hình thành tùy theo ước vọng, ước muốn, mục tiêu sống của mỗi người khác nhau.

Trên thực tế, định nghĩa về hạnh phúc của mỗi người sẽ thay đổi theo thời gian. Bởi con người luôn bị chi phối và ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường bên ngoài, kèm theo kinh nghiệm học của mình, cảm nhận Cái Được- Cái Mất trong từng giai đoạn cuộc sống khác nhau, nên dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức. Không riêng về định nghĩa hạnh phúc, khái niệm về mọi vấn đề sẽ khác đi…

Nhưng khi đến tuổi 60, thì đa số lại có khái niệm về Hạnh Phúc rất giống nhau.
  • Vì các yếu tố mong muốn rất giống nhau: Sức khỏe Tinh Thần + Thể Chất khỏe mạnh – Có Quan hệ Xã hội – Tài chánh ổn định – Cảm giác Tự Do-độc Lập – Tìm thấy Ý Nghĩa Cuộc Sống
  • Ở tuổi 60, đa số ai cũng cảm nhận được rất nhiều thay đổi trong con người, thay đổi tinh thần lẫn thể chất, tư duy, suy nghĩ, quan điểm về mọi thứ cũng khác. Nguyên nhân thay đổi chính là do sức khỏe cơ thể, nó trở thành yếu tố quyết định hạnh phúc của mỗi người.
  • Bởi không có sức khỏe tốt, thì không thể mưu cầu hạnh phúc gì nữa.
30Oct23.jpeg
Chuyên gia tham vấn Phương Phan. Credit: Supplied
Đời sống hôn nhân thay đổi ra sao ở tuổi này?

Rất nhiều ngộ nhận cho rằng đời sống tình cảm lứa đôi và hôn nhân sau khi chúng ta vượt qua tuổi 60 trở nên rất nhàm chán. Điều này có đúng không?

Trước tiên, “Nhàm Chán” diễn tả cảm xúc một người làm chuyện gì lập đi lập lại mà không cảm thấy yêu thích, không hứng thú… thì cảm thấy nhàm, rồi chán, không muốn làm nữa…. là tâm lý tiêu cực.

Khi nói đến đời sống hôn nhân và tình yêu vợ chồng, thì không phải chỉ là chuyện chăn gối, nó bao gồm cả sự Tôn Trọng, Thấu Hiểu, Thông Cảm và Quan Tâm chăm sóc nhau.

Chính vì thế, chuyện chăn gối trở thành thứ yếu, thậm chí Không đáng quan tâm nữa khi bước qua 60… Đây chính là sự thay đổi nhiều nhất, rõ rệt nhất ở những cặp vợ chồng càng cao tuổi, cảm xúc hứng thú càng tuột, rồi đi đến giai đoạn Không còn cần thiết nữa….

Nếu cả hai vợ chồng cùng hiểu biết thông cảm cho nhau, thì sống vui vẻ. Nếu không hiểu biết, thì rất dễ trở thành vấn đề đau khổ…

Lúc này, là sự quan tâm chăm sóc sức khỏe, chia sẻ cho nhau. Thí dụ: Cách làm sao ăn uống nghỉ ngơi đúng giấc, quan tâm thực phẩm ăn gì cho tốt – luyện tập thể dục lành mạnh – Hoặc dành thời gian cho con cháu, giữ cháu cho con….Tùy theo nhu cầu của mỗi nhà, mỗi cặp vợ chồng..

- Nếu tánh tình và sở thích hợp nhau thì cả 2 sinh hoạt /giao tiếp xã hội chung.

- Không hợp nhau, thì mỗi người có nhóm bạn riêng, sinh hoạt cộng đồng hay từ thiện.

Những người đã góa vợ hay góa chồng thì sao?

Trong tâm lý con người, ai cũng mong muốn có người bạn đời bên cạnh mình trong độ tuổi xế chiều, để hủ hỉ, chia sẻ, chăm sóc cho nhau.

Nhưng khi nói đến đời sống tình cảm vợ chồng trong hôn nhân, thì thường nói đến “Duyên Nợ”. Đa số người Việt chúng ta thường nghĩ là “Nếu không thể đi cùng nhau đến hết cuộc đời, thì coi như hết duyên, hết nợ” - cũng nhằm tự an ủi, hay để chấp nhận sự đổ vỡ đó.

Và, mỗi người nhu cầu khác nhau, thường có cách chọn lựa khác nhau, có thể sống một mình trong quãng đời còn lại, có thể tìm cơ hội quen người khác, cặp bồ cho vui hay tiến tới xây dựng gia đình khác…tùy theo điều kiện của họ.

Có 3 dạng:
  • Người chọn sống một mình, vì nghĩ không phải sống 1 mình là cô đơn, họ chọn cách sống hoà đồng xã hội, tham gia hoạt động cùng bạn bè, cảm thấy tự do thoải mái hơn.
  • Người thì chán đời, chán hôn nhân dựa trên kinh nghiệm đau thương của họ.
  • Ngược lại, người cảm thấy cô đơn và có nhu cầu tìm bạn tâm giao, luôn tìm kiếm cơ hội quen bạn mới. Giờ là lúc sống cho bản thân.
Mời quý vị nhấn vào audio để nghe phỏng vấn với khách mời.

Share