Moderna cho biết vắc xin của họ hữu hiệu chống lại biến thể virus từ Nam Phi

Moderna vaccine during the opening day of vaccinations on January 18 for first responders at the Gillette Stadium/CIC Vaccination Site, in Foxborough, MA.

Moderna vaccine during the opening day of vaccinations on January 18 Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chương trình chủng ngừa và nỗ lực phong tỏa hiện được thực hiện trên khắp thế giới, với các công ty dược phẩm trấn an giới chức y tế là vắc xin sẽ hữu hiệu chống lại biến thể mới của virus. Trong khi chương trình chủng ngừa hiện chậm tiến độ tại Âu Châu, các chuyên gia cảnh cáo các nước không nên tích trữ vắc xin.


Công ty dược phẩm Moderna cho biết, các thử nghiệm cho thấy vắc xin chống COVID-19 sẽ bảo vệ chống lại biến thể mới của coronavirus.

Các nhà nghiên cứu hiện cho rằng, dòng biến thể mới có thể lan truyền nhanh chóng hơn loại thông thường, khiến cho nhiều người nghi ngờ về hiệu quả của chương trình chủng ngừa đã được tiêm chủng trên toàn cầu.

Có 55 quốc gia cho biết, có sự hiện diện của biến thể mới vốn có nguồn gốc được xác định từ Anh quốc.

Còn 25 nước báo cáo các trường hợp thuộc biến thể từ Nam Phi.

Moderna cho biết, các vắc xin chống COVID-19 vẫn bảo vệ chống lại dòng ở Anh quốc, tuy nhiên nó ít hữu hiệu hơn khi chống lại biến thể từ Nam Phi.

Khoa trưởng Đại học Quốc gia về Y khoa Nhiệt Đới tại Đại học Baylor ở Texas, Hoa Kỳ, tiến sĩ Peter Hotez cho rằng, ông không quan tâm chuyện nầy, thế nhưng ông nghĩ là một liều lượng thêm nữa có thể cần thiết.

“Tôi sẽ không quá lo lắng, tôi nghĩ vắc-xin vẫn tốt, vẫn còn khả năng bảo vệ, nhưng một lần nữa, đây là lý do tại sao chúng ta cần mức độ liên lạc đặc biệt này từ chính phủ liên bang một cách rất thường xuyên”, Peter Hotez.

Ông cho rằng, những khám phá của Moderna không chứng tỏ vắc xin không hữu hiệu, mà chỉ cho thấy nó có thể ‘giảm bớt chút ít’ trong việc bảo vệ mà thôi.

“Hiểu biết của tôi về vắc xin Moderna là các kháng thể trung lập được virus, có thể cô lập được các biến thể cả ở Anh quốc và Nam Phi, thế nhưng mức độ nầy giảm xuống từ 6 lần cho Anh quốc và 1 cho Nam Phi".

"Do mức độ kháng thể vẫn rất cao, đó là gấp 6 lần nên sẽ không ảnh hưởng đến việc bảo vệ, mặc dù nó có thể gây ra việc giảm nhẹ".

"Vì lý do đó, nếu mối quan tâm là gia tăng sức mạnh, thì một mũi chủng ngừa thứ ba có thể cần đến, đối với loại biến thể Nam Phi”, Peter Hotez.

Trong khi đó, các nhà khoa học của Pfizer-BioNTech báo cáo rằng, vắc xin của họ có thể chống lại được dòng biến thể virus tại Anh quốc, mặc dù họ chưa cho biết các dữ kiện chống lại biến thể từ Nam Phi.

Hiện các nhà khoa học trên khắp thế giới quan ngại nhiều về biến thể Nam Phi, được biết dưới tên là B1351, do nó chứa một dãy các đột biến khác biệt.

Các cuộc thí nghiệm sơ khởi trong phòng thí nghiệm tìm thấy, sự đột biến có thể né tránh các kháng thể tấn công nó trong việc chữa trị, khi sử dụng huyết thanh từ các bệnh nhân khỏi bệnh.

Pfizer-BioNTech dự trù sẽ được chấp nhận tại Liên Âu vào tuần nầy, loan báo là họ gặp khó khăn khi cung cấp các liều lượng đã được thỏa thuận trước đây.

Ủy viên Y tế của Liên Âu là bà Stella Kyriakides nói rằng, các nước thành viên không hài lòng với việc chậm trễ nầy.

“Thời khoá biểu mới nầy không được chấp nhận tại Liên Âu, đó là lý do tôi biên lá thư đến công ty dược phẩm hồi cuối tuần qua, trong đó có những câu hỏi rất quan trọng".

"Liên Âu đã tài trợ trước việc phát triển vắc xin và các sản phẩm, nên muốn thấy có sự hồi đáp”, Stella Kyriakides.

Trong khi đó tại Hoa Kỳ, Thị Trưởng New York, ông Bill De Blasio cho biết ông hy vọng 500 ngàn liều vắc xin mỗi tuần sẽ có sẵn vào cuối tháng 2.

“Một lần nữa chúng ta gặp phải vấn đề cung cấp, chúng ta có vấn đề linh động ở đây vì chúng ta không thể tiếp cận liều thứ hai, hiện được dự trữ trong nhiều tuần lễ trước và sử dụng chúng hiện nay như là mũi chích đầu tiên, trong trường hợp có nhu cầu cấp thiết như vậy”, Bill De Blasio.

Còn hệ thống y tế tại Anh quốc hiện tiến đến đỉnh điểm, khi mức tử vong do coronavirus nhanh chóng tiến đến mức 100 ngàn người chết.

Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock cho biết, nguồn cung cấp vắc xin hiện gặp nhiều trở ngại.

“Dĩ nhiên yếu tố giới hạn mức độ tiêm chủng trong chương trình chủng ngừa vẫn là chuyện cung ứng, như chúng ta đều biết, việc cung cấp rất chặt chẽ và khó khăn".

"Chúng ta đã chủng ngừa hết sức tốt đẹp trong tuần lễ vừa qua và tôi tin tưởng rằng, Dịch vụ Y tế Toàn quốc NHS, có thể chuyển giao từng mũi vắc xin có sẵn”, Matt Hancock.

Thế nhưng cuộc chiến để có được vắc xin, hiện khiến một vài nước bị bỏ lại đằng sau.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus cho biết, việc phân phối vắc xin không công bằng sẽ làm thương tổn trầm trọng nền kinh tế thế giới.

“Hồi tuần qua tôi đã tuyên bố rằng, thế giới đứng bên bờ vực của sự sụp đổ lớn lao về mặt tinh thần, nếu mọi người không thể tiếp cận được vắc xin".

"Hai cuộc nghiên cứu mới cho thấy, đó sẽ là một sự sụp đổ về mặt đạo đức nếu người ta tìm thấy có chuyện ‘quốc hữu hóa vắc xin’.

"Việc nầy có thể gây tổn thất cho nền kinh tế thế giới đến 6,2 ngàn tỷ Mỹ Kim và phân nửa là khoảng 4,5 ngàn tỷ đô la, sẽ xảy ra tại các nền kinh tế giàu mạnh nhất”, Tedros Ghebreyesus.
"Điều đó không liên quan gì đến việc phản đối, mà đó là bạo lực tội phạm và chúng tôi sẽ xử lý nó như vậy”, Mark Rutte.
Việc thiếu hụt vắc xin trên toàn thế giới đã gia tăng thêm, khi nhiều nước giàu có từ chối tham gia COVAX, vốn là một chương trình vắc xin toàn cầu do Tổ Chức Y Tế Thế Giới đồng hướng dẫn.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres cho biết, vắc xin phải được xem như một quyền sử dụng, chứ không phải là một ưu tiên.

“Vắc xin phải được xem là một món hàng của toàn cầu, nó đòi hỏi việc tài trợ đầy đủ cho việc tiếp cận chương trình chống COVID-19 và chương trình COVAX được Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO hướng dẫn”, Antonio Guiterres.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình về điều kiện sinh sống khó khăn trong tình trạng phong tỏa, đã dẫn đến các vụ đụng độ tại Lebanon.

Những người biểu tình tại thành phố Tripoli cho biết, vùng nầy vốn là nơi nghèo nhất nước, không thể chịu đựng với việc phong tỏa mà có ít, hoặc chẳng có sự giúp đỡ từ chính phủ.

Những người biểu tình giận dữ xuống đường, chạm trán với cảnh sát tìm cách giải tán bằng hơi cay.

Lebanon hiện đương đầu với đại dịch, giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trước đại dịch, cũng như vụ nổ tại hải cảng ở Beirut, khiến cho tình hình càng thêm phức tạp hơn.

Tại Âu Châu, bạo loạn tại Hòa Lan đã bị Thủ Tướng nước nầy là ông Mark Rutte lên án, là do các phần tử tội phạm tổ chức.

“Đầu tiên đó là bạo loạn không thể chấp nhận được, bất kỳ người dân bình thường nào cũng chỉ có thể kinh hãi nhận ra nó".

"Quí vị thực sự tự hỏi, điều gì đã xảy ra với những người này".

"Điều đó không liên quan gì đến việc phản đối, mà đó là bạo lực tội phạm và chúng tôi sẽ xử lý nó như vậy”, Mark Rutte.

Trong khi đó tại Nam Mỹ, Tổng Thống Mể Tây Cơ, Andres Manuel Lopez Obrador cho biết, ông đã nhiễm COVID-19, thế nhưng với triệu chứng nhẹ.

Lời loan báo của ông diễn ra ngay sau khi tin tức cho biết, Nga sẽ cung cấp cho Mexico 24 triệu liều vắc xin Spunik 5 chống COVID-19, trong 2 tháng tới.

Được biết loại vắc xin nầy sẽ được sử dụng nhiều nhất tại Mexico, do hãng dược phẩm Pfizer không cung cấp số lượng nguyên thủy đã cam kết.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share