Cảnh cáo và đe dọa giữa Mỹ và Bắc Hàn

Một ngôi chợ tại Guam, nơi Bắc Hàn đe dọa tấn công

Một ngôi chợ tại Guam, nơi Bắc Hàn đe dọa tấn công Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ cảnh cáo Bắc hàn là hiện có nguy cơ là chính dân chúng nước nầy bị hủy diệt, khi ông nầy nói rằng quả là Bắc hàn bị bỏ quá xa trong bất cứ cuộc xung đột nào giữa hai nước.


Lời bình luận của ông Jim Mattis đưa ra, trong khi Ngoại trưởng Rex Tillerson tìm cách trấn an dư luận về những lo âu đối với cuộc khủng hoảng.

Bắc hàn cho biết sẽ hoàn thành các kế hoạch nhằm tấn công đến hải phận gần đảo Guam vào giữa tháng 8 và sẽ chở đợi lệnh của Tổng Tư Lệnh của Bắc hàn, đó là Chủ tịch Kim Jong Un.

Bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ James Mattis đã ra một thông cáo nói rằng, Bắc hàn phải ngưng mọi hành động quân sự mà theo ông, có thể dẫn đến việc chấm dứt chế độ nầy.

Tướng Mattis cho biết, Bắc hàn phải chọn lựa việc chấm dứt tự cô lập và ngưng theo đuổi việc thủ đắc các vũ khí nguyên tử.

Bắc hàn cho biết hiện xem xét các kế hoạch nhằm tấn công phủ đầu, vào lãnh thổ Hoa kỳ tại đảo Guam ở Thái bình Dương, và các kế hoạch như vậy có thể sẳn sàng vào giữa tháng 8.

Thế nhưng tuyên bố trước khi đáp xuống đảo Guam, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tìm cách trấn an người dân tại đây và cả ở lục địa Mỹ.

"Tôi nghĩ những gì Tổng thống đang làm là gởi một thông điệp mạnh mẽ đến Bắc hàn, trong loại ngôn ngữ mà Kim Jong Un có thể hiểu được, bởi vì ông ta dường như không hiểu hết các ngôn từ ngoại giao".

"Tôi nghĩ Tổng thống chỉ muốn chế độ Bắc hàn nghe rõ là, Hoa kỳ có một khả năng không nghi ngờ gì để bảo vệ chính mình, bảo vệ các đồng minh và tôi nghĩ điều quan trọng khi ông gởi thông điệp đó, là để tránh mọi tính toán sai lầm về phần của họ", ngoại trưởng Rex Tillerson.

Được biết thông điệp của ông Trump không diễn đạt bằng những ngôn từ ngoại giao.

"Bắc hàn tốt nhất, là không tạo thêm đe dọa nào nữa đến Hoa kỳ. Họ sẽ đón nhận với trận lửa hận thù, mà cả thế giới chưa hề chứng kiến".

Các nghi vấn hiện vẫn còn, về ý nghĩa chính xác mà ông Trump muốn nói đến trong lời bình luận như vậy.
"Căng thẳng hiện gia tăng, do đối phó với tình hình quốc tế và những lo sợ mạnh mẽ hiện lan rộng, khi các vũ khí nguyên tử có thể được xử dụng lần nữa trong một tương lai không xa", thị trưởng Nagasaki ông Tomihisa Taue.
Tòa Bạch Ốc cho biết ông Trump nói chuyện với vị Ngoại trưởng trong một tiếng đồng hồ, sau khi đưa ra lời cảnh cáo nói trên.

Sau đó trong một loạt các lời tweet vào sáng sớm, ông Trump dường như vẫn duy trì lập trường cứng rắn của ông.

"Lệnh đầu tiên của tôi với tư cách Tổng thống, là canh tân kho vũ khí nguyên tử của chúng ta. Hiện nay mức độ nầy mạnh mẽ hơn bao giờ hết so với trước đây".

"Hy vọng chúng ta sẽ không bao giờ phải xử dụng đến chuyện nầy, thế nhưng không lúc nào chúng ta không phải là một cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới", Tổng Thống Trump.

Nước Pháp kêu gọi, các bên phe phái hãy hành động một cách có trách nhiệm và xuống thang các căng thẳng.
Thế nhưng nước Anh cho biết sẽ sát cánh với Mỹ, trong việc đối phó với hiểm họa của Bắc hàn.

Còn Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop cho đài truyền hình  số 9 biết rằng, Hoa kỳ có quyền tự vệ trước sự gây hấn của Bắc hàn.

Thế nhưng bà nói rằng, các chế tài về mặt ngoại giao và kinh tế chống lại Bắc hàn là phương cách tốt nhất, để là giảm bớt các căng thẳng hiện nay .

"Chiến thuật tập thể của chúng ta sẽ không thay đổi, đó là áp dụng ngày càng nhiều áp lực về ngoại giao và kinh tế lên Bắc hàn, để nước nầy thay đổi đường lối của họ".

"Tin tức cho biết, Bắc hàn có khả năng chế tạo đầu đạn nguyên tử cỡ nhỏ để gắn lên một hỏa tiễn đạn đạo, dĩ nhiên điều nầy đã làm cho mọi người không cảm thấy an toàn chút nào cả", Julie Bishop.

Thế nhưng tại Trung quốc, giám đốc Nghiên cứu Quốc tế thuộc Hiệp hội Quốc gia Trung quốc là ông Victor Gao nói rằng, những ngôn từ của ông Donald Trump chỉ gây nguy hại thêm mà thôi.

"Rõ ràng thông cáo của ông Donald Trump kêu gọi chiến tranh hay một trận lửa hận thù chưa từng có, là những lời lẽ không chút xây dựng, đối với những thành quả sau cùng của mục tiêu giải trừ nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên".

"Việc nầy thực sự làm tổn hại cho vai trò lãnh đạo toàn cầu và thanh danh trên khắp thế giới của Mỹ". Victor Gao.

Trong khi căng thẳng gia tăng, Thị trưởng của thành phố  Nagasaki ở Nhật bản đưa ra lời cảnh cáo rõ rệt.

Ông nầy cùng với các nhân vật lỗi lạc trên thế giới, đánh dấu năm thứ 72 kỷ niệm quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống thành phố Nagasaki, khiến 150 ngàn người chết.

Ông Tomihisa Taue vạch ra rằng, hiện vẫn còn gần 15 ngàn vũ khí nguyên tử trên thế giới.

"Căng thẳng hiện gia tăng, do đối phó với tình hình quốc tế và những lo sợ mạnh mẽ hiện lan rộng, khi các vũ khí nguyên tử có thể được xử dụng lần nữa trong một tương lai không xa", thị trưởng Nagasaki Tomihisa Taue.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 






 


Share