Một phần ba thanh thiếu niên Úc bị phân biệt đối xử

School bullying

Student being bullied at school Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nghiên cứu mới cho thấy một phần ba thanh thiếu niên Úc đang bị phân biệt đối xử, phổ biến nhất là những sự phân biệt do cơ thể, ngoại hình hoặc chủng tộc của họ. Theo bản Nghiên cứu dài hạn về Trẻ em Úc, việc này có tác động xấu đến sức khỏe tâm thần khi những người bị bắt nạt có nhiều khả năng bị trầm cảm, lo lắng và có ý định tự tử.


Jayde Petrie là một thuyết trình viên của dự án Project Rockit - một chương trình hợp tác với Đường dây nóng trợ giúp dành cho trẻ em nhằm mục đích xây dựng khả năng chữa lành thanh thiếu niên khi bị bắt nạt, căm ghét và định kiến

"Chúng tôi là một nhóm gồm những người trẻ muốn giúp đỡ những người trẻ . Vì vậy, chúng tôi đến các trường học và cả mở những buổi gặp gỡ trực tuyến . Qua đó, chúng tôi giúp họ nói về những chủ đề  khó nói và chúng tôi giúp đưa ra những lời khuyên thực sự phù hợp đến từ những người đã từng trải qua tình huống tương tự giống họ."

Cô gái 24 tuổi đã trải qua những kinh nghiệm  không mấy vui vẻ thời thiếu niên của riêng mình để chia sẻ.

 "Chỉ cần bước vào một trung tâm mua sắm không bán quần áo hoặc một số thứ phù hợp với số đo cơ thể của tôi. Lúc đó tôi thực sự phải chịu một cú sốc khi nhận ra những thứ bình thường này không dành cho mình."

Theo phát hiện mới nhất của một nghiên cứu dài hạn về thanh thiếu niên, việc phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình và chủng tộc là quá phổ biến.

Trưởng nhóm nghiên cứu Tracy Evans- Whipp, từ Viện Nghiên cứu Gia đình, cho biết nghiên cứu đã theo dõi trẻ em trong suốt độ tuổi thiếu niên của các em,

"Những gì chúng tôi đã làm là chúng tôi quan sát cùng một nhóm trẻ em vài lần. Chúng tôi đã hỏi chuyện chúng khi chúng 14 đến 15 tuổi và sau đó một lần nữa khi chúng 16 đến 17 tuổi."

Cứ ba người được hỏi thì có một người bị phân biệt đối xử trong sáu tháng qua. 20% nói rằng nó liên quan đến cơ thể của họ hoặc các khía cạnh về ngoại hình của họ.

Phân biệt chủng tộc phổ biến thứ hai : 5% phàn nàn về việc bị đối xử khác biệt vì tôn giáo của họ.

Phân biệt đối xử số còn lại dựa trên nhận dạng giới tính, sức khỏe tâm thần và khuyết tật cũng được xác định.

Anna Louey, 22 tuổi, thuộc ban cố vấn của Trung tâm Đa văn hóa Thanh niên. 

Cô ấy biết quá rõ về kinh nghiệm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc.

"Những phân biệt đó bắt đầu từ thời thơ ấu. Tôi trải qua nhiều kinh nghiệm như thê này hồi tiểu học, sau đó đến trung học và thậm chí ngày nay. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều nhận xét xoay quanh xuất xứ của tôi, ngoại hình của tôi hoặc việc là một người Úc gốc Hoa."

Báo cáo cũng nhấn mạnh tác động đáng kể của bắt nạt và phân biệt đối xử đối với sức khỏe và hành vi.

Tiến sĩ Evans- Whipp nói rằng vấn đề này đặc biệt đáng quan tâm khi nói đến sức khỏe tinh thần của những người trẻ tuổi.

"Thanh thiếu niên cho biết bị phân biệt đối xử về cơ thể có nhiều khả năng mang dấu hiệu của các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và cũng có nhiều khả năng tự gây thương tích hoặc cố gắng tự tử. 

Nhìn lại quãng thời gian tuổi teen của chính mình, Jayde Petrie có một số lời khuyên đơn giản.

"Tôi nghĩ khi tôi lớn lên và bắt đầu làm việc ở đây và nghe những câu chuyện khác nhau, bạn nhận ra rằng mọi người luôn lẩn trốn sau những cái mặt nạ rằng mình vận ổn mình ko sao nhưng sự thực k phải vậy. Tôi có một công việc tuyệt vời, tôi có một gia đình tuyệt vời và điều đó đáng giá hơn tất cả những lời nhận xét dành cho tôi khi còn đi học." 

Nghiên cứu trên 25000 người khuyết tật Úc từ 15 đến 19 tuổi cho biết thanh thiếu niên Úc khuyết tật có nguy cơ bị bắt nạt và buồn bã cao gấp đôi bạn bè đồng trang lứa.

Phúc trình của tổ chức Mission Australia cho biết tình trạng bắt nạt xảy ra thường xuyên hơn đối với trẻ bị khuyết tật – trong năm ngoái nhóm này bị bắt nạt cao gấp đôi so với bạn bè đồng trang lứa.

Và điều đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các em.

Ngoài bắt nạt trực tiếp, nạn bắt nạt trên mạng cũng không phải là điều xa lạ thời đại hiện nay, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. 

Việc trêu đùa, xúc phạm hay buông những lời đọc ác với người khác một cách ẩn danh qua bàn phím là việc mà nhiều người trẻ tuổi bốc đồng làm không nghĩ đến hậu quả.

Tại Úc, cha mẹ và giới trẻ có thể tìm đến sự giúp đỡ của eSafety Commissioner, một tổ chức của chính phủ Úc, duy nhất trên thế giới, chuyên trách về việc bảo vệ sự an toàn của công dân ở trên mạng.

Các tài liệu hữu ích

Nếu con của quý vị bị bắt nạt, hoặc bắt nạt những bạn khác, quý vị nên khuyên các em nói chuyện với chuyên viên tư vấn tại trường hoặc thông qua .

Các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về bắt nạt thông qua , (có người thông dịch).

Quý vị cũng có thể xem thông tin về bắt nạt bằng nhiều ngôn ngữ trên các trang mạng , , và , cũng như thông tin về an toàn trực tuyến trên trang mạng .

Share