Nhật Bản chính thức rút khỏi IWF

A port in Ishinomaki, a northeastern Japan city

A port in Ishinomaki, a northeastern Japan city. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Quyết định của Nhật Bản tiếp tục đánh bắt cá voi thương mại từ tháng 7 năm sau đã bị thế giới lên tiếng chỉ trích. Chính phủ Úc mô tả quyết định này và việc Nhật Bản rút khỏi Ủy ban Cá voi Quốc tế là điều "đáng tiếc".


Quyết định của Nhật Bản rời khỏi IWC để tiếp tục đánh bắt cá voi thương mại đã gây ra sự phẫn nộ trên thế giới.

Nhưng chính phủ Nhật Bản cho biết sau 30 năm cố gắng cải tổ Ủy ban Cá voi Quốc tế và hủy bỏ lệnh cấm quốc tế từ nội bộ, giờ đã đến lúc họ phải rời bỏ.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshi Da Suga nói rằng Nhật Bản sẽ không lay chuyển quyết định về vấn đề này.
"Tại cuộc họp của IWC vào tháng 9, có một điều rõ ràng đó là những quốc gia có quan điểm dị biệt không thể tồn tại song song. Việc này đã dẫn đến quyết định chúng tôi rút khỏi IWC ."

Ông Suga nói rằng các tàu đánh bắt cá voi của đất nước này sẽ tiếp tục hoạt động thương mại vào tháng 7 năm 2019, nhưng ông bảo đảm việc săn bắt cá voi thương mại sẽ chỉ hạn chế trong vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Điều này có nghĩa là các cuộc thám hiểm hàng năm gây tranh cãi của họ đến Nam Đại Dương - nguồn cơn cho bất đồng ngoại giao chính giữa Nhật Bản và Úc - sẽ kết thúc.

Nhưng vẫn còn những quan ngại về tiền lệ mà quyết định này có thể đặt ra.

Mark Simmonds, từ Humane Society International, đại diện cho một trong những nhóm bảo vệ quyền động vật phẫn nộ về quyết định này.

"Không phải riêng gì Nhật Bản , mà còn về việc liệu các quốc gia khác sẽ đi theo quyết định này , liệu các quốc gia khác cũng sẽ rút ra khỏi Ủy ban Cá voi hay không. Nếu Nhật Bản 'phủi tay' khỏi chuyện này, thì các quốc gia khác có thể muốn làm điều tương tự."

Đánh bắt cá voi thương mại đã bị cấm vào năm 1986, khi một số loài cá voi đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Các quốc gia săn bắt cá voi như Nhật Bản, Na Uy và Iceland ban đầu dự kiến lệnh cấm chỉ là tạm thời nhưng theo thời gian, luật này đã được chấp nhận là vĩnh viễn.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn muốn tiếp tục đánh bắt cá voi vì mục đích "khoa học".

Đó là một động thái nhận nhiều sự chỉ trích trên khắp thế giới, theo sau vụ án do Úc đưa ra và xử bởi Tòa án Công lý Quốc tế, và cuối cùng bị phán quyết bất hợp pháp.

Nhưng ngay cả sau khi nhận phán quyết, Nhật Bản vẫn tiếp tục các cuộc thám hiểm đến Nam Đại Dương và Nam Cực dẫn đến xung đột với các nhóm bảo tồn.

Simon Black, thành viên của tổ chức Hòa bình Xanh, lo ngại quyết định của Nhật Bản sẽ báo trước một kỷ nguyên mới cho điều mà ông gọi là "săn bắt cá voi" không được kiểm soát, và đang kêu gọi một chiến dịch quốc tế để thuyết phục Nhật Bản thay đổi quyết định.

"Vào tháng 12 năm 2007, họ đã lên kế hoạch đánh bắt 50 con cá voi lưng gù. Nhưng sự phẫn nộ từ cộng đồng quốc tế và đặc biệt là áp lực từ các quốc gia như Úc đã khiến các cơ quan săn bắt cá voi phải rút lui. Chúng tôi nghĩ rằng điều đó có thể tiếp tục xảy ra, chúng tôi chỉ cần phản ứng mạnh mẽ và hợp tác từ quốc tế."

Ngành công nghiệp thịt cá voi có ý nghĩa văn hóa ở Nhật Bản, nhưng nhu cầu về thịt cá voi đã thực sự giảm mạnh.

Một người dân địa phương ở Tokyo nói rằng người Nhật ít quan tâm đến thịt.

"Những người cỡ tuổi tôi nhớ ngày trước khi chúng tôi ăn thịt cá voi. Có những cửa hàng bán thịt cá voi , tôi thường hay mua một ít, nhưng không phải mọi người đứng xếp hàng dài để mua."

Theo dữ liệu của chính phủ, có dưới 1.000 người làm việc trong ngành công nghiệp thịt cá voi.

Cá voi hiện chỉ chiếm 0,1 phần trăm trong tất cả tiêu thụ thịt của Nhật Bản.

Share