Nhiều người sống sót qua đại dịch coronavirus vẫn cảm thấy tương lai vô định

Soprano Veronica Antonelli sits in her apartment in Paris.

Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Dù số lượng người nhiễm COVID-19 và chống chọi được với căn bệnh này đang gia tăng trên thế giới, nhiều người trong thời gian hồi phục vẫn không chắc chắn về tương lai của mình phía trước.


Chống chọi với những biến chứng của COVID-19 suốt hai tháng sau khi bị nhiễm, ca sĩ Veronica Antonelli muốn mang đến hy vọng qua những màn trình diễn ngẫu hứng từ ban công tầng hai của mình.

Vài ngày trước đó, bác sĩ nói với cô rằng vết sẹo trong phổi cô có thể kéo dài vài tháng hoặc có thể nhiều năm.

"Tôi không biết vết sẹo sẽ ở đó bao lâu. Họ nói có thể vài tháng, hoặc vài năm. Họ không biết."

Loại virus nhiễm cho hơn bốn triệu người trên khắp thế giới và giết chết hơn 280,000 người này vẫn còn mới mẻ, cho nên nhiều  bệnh nhân phải đối mặt với tương lai mông lung trong quá trình phục hồi và sau đó.

Tiến sĩ Jay Varkey là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Emory ở Georgia, Hoa Kỳ.
Do hậu quả của đại dịch COVID-19 này, chúng ta sẽ có một nhóm lớn những người sống sót qua bệnh này gặp một loạt các biến chứng từ hệ hô hấp, đến phổi, đến các vấn đề tâm lý liên quan đến tiến trình phục hồi sau một căn bệnh cấp tính.
Ông nói vẫn còn nhiều điều phải tìm hiểu về căn bệnh này.

"Tỷ lệ chính xác của những người qua khỏi COVID-19 và tiếp tục phát triển các biến chứng này cũng như tiến triển bệnh về lâu dài vẫn chưa rõ ràng. Nhưng hy vọng theo thời gian chúng ta sẽ hiểu thêm và mô tả được rõ hơn về nó."

Trong các nhóm hỗ trợ được mở ra trên các trang mạng xã hội, những người hồi phục sau bệnh này đã đăng nhiều biểu hiện bệnh của mình lên đó.

Các triệu chứng bao gồm lo lắng, tim đập nhanh, đau cơ, các ngón chân tái xanh.

Họ không rõ dấu hiệu nào có liên quan đến virus nhưng họ cho rằng COVID-19 không chỉ là một bệnh về đường hô hấp.

Brandy Swayze từ Maryland đã tạo một nhóm những người sống sót sau COVID-19 trên Facebook .

Làm công việc quản lý dự án xây dựng nhà, cô đã  phải vào viện hai lần vào cuối tháng ba và đầu tháng tư.

Cô bị mệt mỏi, mất ngủ và đau đầu liên tục.

"Mỗi ngày tôi thấy mọi người vào trang của nhóm và hỏi: 'Có ai khác gặp triệu chứng này không? Tôi đã được chẩn đoán bệnh 35 ngày qua và những triệu chứng này đang xảy ra."

Alex Melo là một lính thủy đã nghỉ hưu đến từ Maine.

Alex bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng và phải đeo máy thở để điều trị viêm phổi, đồng thời cơ thể anh phát triển nhiều cục máu đông đe dọa đến tim và phổi của anh.

Sau hai tuần nằm viện, anh được gửi về nhà và được yêu cầu dùng chất làm loãng máu ít nhất vài tháng. 

Anh lo lắng không biết liệu điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào khi quay trở lại làm việc - vì anh là nhân viên hướng dẫn sinh tồn cho một nhà thầu thuộc bộ Quốc phòng.

"Từ khi sử dụng thuốc, tôi phải thay đổi lối sống, làm mọi việc từ tốn . Sẽ mất nhiều tháng để phổi tôi hồi phục. Hiện giờ tôi thậm chí không thể chạy được một dặm, mặc dù tôi đã từng chạy năm, mười dặm."

Các báo cáo từ Trung Quốc cho thấy những người bị nhiễm virus nhẹ sẽ hồi phục sau hai đến ba tuần sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

Bác sĩ Jay Varkey nói rằng đối với những bệnh nhân nặng hơn, tiến trình phục hồi có thể mất sáu tuần.

Nhưng sự phục hồi có thể mất nhiều thời gian hơn đối với những trường hợp nhiễm nghiêm trọng nhất, bao gồm những bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt được hỗ trợ bằng máy thở hoặc máy chạy thận. 

Bên cạnh bị tổn thương phổi và mệt mỏi, Veronica Antonelli còn gặp khó khăn về trí nhớ và giảm khả năng vị giác và khứu giác-một triệu chứng ban đầu thường gặp ở nhiều bệnh nhân.

Các bác sĩ nói rằng đó là do virus tấn công các dây thần kinh.

Phải ở trong nhà, Antonelli cho biết cô hát tại ban công của mình để mang đến niềm hạnh phúc và cảm ơn các nhân viên y tế, cửa hàng tạp hóa và các công nhân khác vì hành động của họ trong đại dịch.

Tuy nhiên, có một số ngày, cô ấy không thể rời khỏi giường vì quá mệt.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

Chính phủ liên bang có một ứng dụng để tìm nguồn lây nghiễm coronavirus tên COVIDSafe có sẵn để tải về từ chợ ứng dụng (Google Play hay App Store).

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share