WHO: 'Có thể chúng ta sẽ phải sống chung với Covid-19'

Coronavirus

Coronavirus Source: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo Covid-19 có thể tồn tại giống như HIV và lo lắng tác động tiêu cực của dịch bệnh có thể đào sâu thêm hố ngăn cách vốn có giữa người giàu và người nghèo trong xã hội khi cần được chăm sóc y tế.


Tổ chức Y tế Thế giới vẽ ra viễn cảnh u ám. Giám đốc Khẩn cấp của WHO, Dr Mike Ryan nói rất khó để dự đoán khi nào đại dịch kết thúc, hoặc có bao giờ chấm dứt hay không.

"Virút này có thể là một loại virút gây dịch khác trong cộng đồng và sẽ không bao giờ biến mất. Virut HIV vẫn còn đó nhưng chúng ta đã chấp nhận nó. Chúng ta đã tìm ra cách để chữa trị và phòng ngừa để dân chúng không lo sợ nữa."

Dr Ryan lo lắng cho những tác động tiêu cực của đại dịch lên xã hội.

"Một cách nào đó chúng ta thấy phản ứng thái quá được khuyến khích khi mà những người cảm thấy có quyền hiếp đáp người khác trong khi họ chủ tìm cách giúp đỡ cộng đồng."

"Vì vậy tôi nghĩ chúng ta cần hiểu những chuyện như vậy xảy ra nhiều khi chỉ do hiểu lầm, hoặc do không có đủ thông tin. Nhưng mà cũng có lúc là hành động bạo lực vô lý hoặc kỳ thị."

Liên minh Âu Châu muốn mở cửa biên giới

Nhiều nước ở Âu Châu đang tìm cách phục hồi kinh tế trong lúc chặn đứng sự lây lan của Covid-19, và hy vọng có thể mở cửa biên giới qua lại trong liên minh.

Ủy viên Margrethe Vestager trong Ủy hội Âu châu, cơ quan đầu não của EU, nói rằng điều quan trọng là phải mở cửa từ từ và thận trọng.

"Đương nhiên dân chúng cần đi lại giữa các nước trong Âu Châu. Vì vậy chúng tôi đang hướng dẫn làm sao từ từ mở lại giao thông mà không gây nguy hiểm cho nhân công và du khách. Các nhân công và du khách cũng cần hiểu rõ nơi họ đến có an toàn hay không. Khách sạn, nhà hàng, bãi biển và các thắng cảnh cần phải họat động an toàn nhất để không lây nhiễm virút.]]

Ủy hội Âu châu đang tư vấn cho các nước có tỉ lệ lây nhiễm giống nhau về khả năng mở cửa biên giới giữa các nước này.

Ủy viên Ylva Johansson nói điều quan trọng là duy trì biện pháp giãn cách trong xã hội và củng cố khả năng của hệ thống y tế.

"Điều chúng ta muốn là phục hồi khả năng di chuyển và hiệp ước Schengen để công dân Âu Châu có thể đi lại trong liên hiệp. Nhưng muốn là vậy chúng cần phải biết du hành thế nào cho an toàn trong thời buổi này."

Du khách bên ngoài liên minh tuy vậy sẽ không được phép nhập cảnh cho đến ít nhất là ngày 15/6.

Bộ Tư pháp Thụy sĩ hy vọng đến lúc đó biên giới giữa các nước Đức, Áo, Pháp và Thụy sĩ có thể mở cửa trở lại.

Việc mở cửa biên giới giữa Đức và Đan Mạch đang được thảo luận.

Hiệp hội Các Phi trường Âu Châu đang thúc giục các chính phủ hãy phối hợp và chia sẻ thông tin về dịch bệnh để có thể mở cửa việc du hành.

Tổng Giám đốc Hiệp hội Alexandre de Juniac dự đoán số lượng các chuyến bay từ nay đến cuối năm chỉ bằng phân nửa của cùng thời gian năm 2019. 

"Chúng ta có thể thấy đời sống trở lại bình thường trong năm 2023, tức chậm hơn dự đoán trước đây. Nó cho thấy tầm quan trọng và mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng này."

Tuần này chính phủ Anh cho phép đi xem nhà và dọn nhà, gặp bạn bè nơi công cộng nhưng phải giữ khoảng cách an toàn.

Tại Brazil chỉ nội trong 24h hôm thứ Tư đã ghi nhận 11.385 ca nhiễm mới. Dân chúng xuống đường ở Argentina đòi hỏi chính phủ gia tăng hỗ trợ tài chánh.

Một trong những người biểu tình, bà Marianela Navarro nói nhiều vấn đề kinh tế trở nên trầm trọng hơn vì khủng hoảng Covid-19.

"Tình hình rất cấp bách bởi vì phải đóng cửa và ai còn việc làm phải đồng ý lãnh lương ít hơn. Chúng ta hỗ trợ 125 Mỹ kim một tháng, không đủ bao nhiêu để mua thực phẩm hàng ngày. Chủ trương cô lập đã gây ra sự chênh lệch trong chăm sóc y tế giữa khu vực giàu và khu vực nghèo."

Dân chúng tại một số tiểu bang ở Mỹ cũng xuống đường yêu cầu chính phủ nhanh chóng nới lỏng các biện pháp đóng cửa.

Thống đốc tiểu bang Michigan thúc giục những ai đi biểu tình hãy mang khẩu trang.

New Zealand đã bước sang giai đoạn hai của nới lỏng, kết thúc 51 ngày đóng cửa.

Trên toàn cầu đã có gần 300.000 người thiệt mạng vì Covid-19.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

Chính phủ liên bang có một ứng dụng để tìm nguồn lây nghiễm coronavirus tên COVIDSafe có sẵn để tải về từ chợ ứng dụng (Google Play hay App Store).

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share