Nước Úc không được mời phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh về Khí Hậu của Liên hiệp quốc

United Nations Secretary-General Antonio Guterres

United Nations Secretary-General Antonio Guterres Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nước Úc, nằm trong số các quốc gia ưa chuộng than đá, đã không được phép lên tiếng tại cuộc họp thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại New York. Đó là quyết định của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres.


Nước Úc và một số quốc gia ủng hộ việc tiêu thụ than đá, sẽ không được phát hiểu trong cuộc họp thượng đỉnh về Thay đổi khí hậu của Liên hiệp quốc ở Nữu Ước.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Antonio Guterres nói rõ rằng, chỉ có các nhà lãnh đạo với các kế hoạch hành động rõ ràng về khí hậu, mới được phép lên tiếng do phí tổn cho việc chẳng hành động gì đã quá cao.

“Chúng ta hiện thua cuộc, trong cuộc chạy đua chống lại khí hậu thay đổi. Thế giới của chúng ta hiện không đạt được mục tiêu Phát triển Bền vững".

"Thay đổi khí hậu không chỉ là một đe dọa vào cuối thế kỷ, mà còn là một khó khăn bi thảm cho xã hội chúng ta".

"Thế nhưng đây là chuyện thực sự, nếu mọi việc đi theo con đường của nó, thì thế hệ trẻ khi họ vào tuổi trưởng thành, hay đến giai đoạn cuối đời, sẽ chịu thêm nhiều hậu quả bi thảm nữa”, Antonio Gutarres.

Người đứng đầu việc Nghiên cứu của Hội đồng Khí Hậu Úc châu là tiến sĩ Martin Rice nói rằng, quyết định nói trên không gây ngạc nhiên cho ai cả.

“Liên hiệp quốc biết rằng, bài diễn văn của nước Úc sẽ không có gì cụ thể, tương tự như khí thải bốc lên khiến cho các sự kiện thời tiết trở nên tệ hại hơn".

"Nước Úc nói nhiều nhưng làm ít, đó là một sự khác biệt rõ ràng đối với hành động về khí hậu”, Martin Rice.

Được biết ông Tổng Thư Ký Guterres muốn các quốc gia tại cuộc họp, cam kết trong một danh sách các yêu cầu, trong đó có lệnh cấm việc xây dựng các trạm phát điện mới chạy bằng than đá và giảm bớt việc trợ cấp cho các loại nhiên liệu hóa thạch.

Ông cho biết nếu các cam kết đạt được, ông hy vọng rằng việc nầy sẽ dẫn đến giảm bớt thải khí 45 phần trăm, trong vòng một thập niên tới.

“Chúng ta mong đợi các nước cam kết chuyện thải khí giảm xuống số 0 vào năm 2050 và có một con số có ý nghĩa các nước đã thực hiện, tôi hy vọng trong cuộc họp thượng đỉnh tại đây sẽ có thêm nhiều nữa".

"Chúng tôi yêu cầu các nước, hãy đưa ra các cam kết mạnh mẽ liên quan đến việc cải thiện sự đóng góp, theo quyết tâm của nước họ, như được định nghĩa trong nội dung Hiệp định Paris và sẽ được duyệt xét vào năm 2020, theo với Hiệp định Khí Hậu Paris”, Antonio Gutarres.

Phó Tổng Thư Ký Liên hiệp quốc là bà Amina Mohamed cho biết, các cam kết đó rất quan trọng.

“Chúng ta cần có tham vọng đó, bởi vì báo cáo về kế hoạch khí hậu hiện tại của các nước, thì lượng khí thải nhà kính sẽ gia tăng trên 10,7 phần trăm, trên mức độ 2016 vào năm 2030".

"Con số đó thực sự đi ngược với lời kêu gọi của ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc, về việc cắt giảm lớn lao, vì vậy chúng ta đào sâu hơn và phải làm nhiều hơn nữa”, Amina Mohamed.

Với vấn đề than đá chiếm ưu tiên cao trong nghị trình của cuộc họp thượng đỉnh, nước Úc cùng với Nhật bản, Nam hàn và các nước ủng hộ việc sử dụng than đá sẽ vắng mặt, trong chương trình dự thảo của cuộc họp.
"Vì vậy ngay cả ông ta không tuyên bố đi nữa, thì việc nầy tốt cho ông ta rất nhiều, nếu ông ta thực sự ra ngoài và thấy được vai trò lãnh đạo về khí hậu thực sự, từ một số các nhà lãnh đạo thế giới như thế nào, đặc biệt từ sân sau của ông tại Thái bình Dương”, Joseph Moeono Kolio.
Các quốc gia chỉ trích Hiệp định Khí Hậu Paris, như Hoa kỳ, Brazil và Á rập Saudi, cũng bị cấm phát biểu.

Ông Martin Rice thuộc Hội đồng Khí Hậu Úc châu nói rằng, chính phủ cần nhận thức rằng nước Úc đang bị vấn đề thay đổi khí hậu gây ảnh hưởng và vấn đề nầy ngày càng tệ hại hơn.

“Nước Úc cần nhanh chóng loại bỏ than đá, dầu hỏa hay khí đốt, do chúng làm gia tăng khí thải, làm cho các sự kiện khí hậu khắc nghiệt lải còn tệ hại hơn".

"Các sự kiện chưa xảy ra khi chúng ta lên tiếng hôm nay, với nạn cháy rừng thảm khốc tại Queensland và New South Wales và tình trạng khô hạn tiếp tục”, Martin Rice.

Trong một tình cảm được chia sẻ với người đứng đầu khu vực Thái bình Dương của tổ chức Greenpeace Úc châu, là ông Joseph Moeono Kolio.

Ông cho biết chính phủ có nghĩa vụ đề cập đến vấn đề thay đổi khí hậu, do việc thải khí của Úc gây ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Thái bình Dương và xa hơn nữa.

“Mức độ thải khí tại Úc tiếp tục gia tăng và các con số thống kê cũng là từ chính phủ Úc nữa".

"Vì vậy họ cần thực sự thực hiện các nhiệm vụ, như là một nước thuộc Diễn đàn Các đảo quốc Thái bình Dương và không khiến cho các nước còn lại trong vùng gặp nguy hiểm”, Joseph Moeono Kolio.

Thủ tướng Scott Morrison cũng bị chỉ trích về việc từ chối lời mời đến dự cuộc họp thượng đỉnh, bất chấp sự kiện là ông nầy đang ở Hoa kỳ.

Dân biểu đảng Xanh là ông Adam Bandt cho biết, đó là một chuyện gây khó chịu khi ông Morrison đăt ông Donald Trump trước cả tình trạng khẩn cấp về khí hậu

“Tôi nghĩ đó là sự kết hợp giữa hèn nhát và khinh thị.Ông Scott Morrison biết rằng đây là cuộc họp thượng đỉnh của cac nhà lãnh đạo, vốn yêu cầu hãy cắt giảm mạnh mẽ vấn đề thải khí và bắt đầu loại trử than đá".

"Ông ta chẳng muốn làm như vậy, thay vào đó lại muốn lui tới thường xuyên với ông Donald Trump”, Adam Bandt.

Ông Moeono Kolio thuộc Greenpeace Úc châu nói rằng, Thủ tướng Morrison hiện đánh mất một cơ hội học hỏi quan trọng.

“Ông ta nên lắng nghe phần còn lại của thế giới nói về tình hình khí hậu, đó không chỉ là tình trạng tại địa phương trong vùng, mà là cuộc khủng hoảng toàn cầu".

"Vì vậy ngay cả ông ta không tuyên bố đi nữa, thì việc nầy tốt cho ông ta rất nhiều, nếu ông ta thực sự ra ngoài và thấy được vai trò lãnh đạo về khí hậu thực sự, từ một số các nhà lãnh đạo thế giới như thế nào, đặc biệt từ sân sau của ông tại Thái bình Dương”, Joseph Moeono Kolio.

Được biết, Ngoại trưởng Úc Marise Payne sẽ thay thế vị trí của Thủ tướng trong cuộc họp thượng đỉnh 5 ngày, bắt đầu vào thứ hai 23 tháng 9.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share