Người tỵ nạn chia xẻ các câu chuyện thành công tại một diễn đàn ở Sydney

Sophea Chea tại một diễn đàn về người tỵ nạn ờ Sydney

Sophea Chea tại một diễn đàn về người tỵ nạn ờ Sydney Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Người tỵ nạn đã chia xẻ các câu chuyện thành công của những người mới đến Úc trong cuộc hội thảo mới được tổ chức gần đây tại miền tây Sydney.


Nhiều người đã chấp nhận những đường lối sáng tạo nhằm lấp đầy khoảng cách về ngôn ngữ và tình trạng cô đơn của họ.
 
Những thách thức mà người tỵ nạn đối phó tại một quốc gia mới thường được thảo luận, vì vậy những nhà tổ chức sự kiện nầy quyết định, nay là lúc đề cập đến các câu chuyện có tính cách tích cực.

David Ajak Ajang hiện điều hành Chương trình Văn hóa Chuyển tiếp trong Cộng đồng, vốn là người đứng ra tổ chức cuộc hội thảo nầy.

"Đây là một cơ hội cho các cộng đồng, những cộng đồng khác biệt nhau tại vùng miền Tây Sydney, các cộng đồng tỵ nạn hay những cộng đồng những người mới đến để gặp gỡ nhau và chia xẽ các câu chuyện thành công của họ, hầu sắp đặt có hệ thống và tạo cảm hớng về đường lối sáng tạo để giải quyết nhiều khó khăn tồn tại mà các cộng đồng tỵ nạn đương đầu".

Ông cho biết người tỵ nạn có nhiều ý kiến, thế nhưng thiếu các tài nguyên thực hiện.

Đó là lãnh vực mà chương trình của ông đến để trợ giúp, cung cấp các ngân khoản khởi đầu cho hơn 70 dự án, do người tỵ nạn điều hành trong hơn 9 năm qua.

"Họ đã có mặt tại đây và có nhiều kinh nghiệm về nhiều chuyện do họ đã sống tại đây và đối phó những chuyện ảnh hưởng đến họ trong một thời gian dài".

"Họ là những người giỏi nhất với những cách giải quyết sáng tạo dv một số các khó khăn mà chúng ta hiện gặp phải",
David Ajak Ajang.

Một trong các kế hoạch thành công được trình bày tai cuộc hội thảo, là Công ty Hoa và Thủ Công Nghệ Angkor, một xí nghiệp xã hội điều hành các khóa dạy cắm hoa cho các phụ nữ di dân.

Bà Sophea Chea từ Cambodia, có những ý tưởng nói trên 2 năm về trước.

Bà muốn giúp đỡ những phụ nữ tỵ nạn có một ít khả năng, nhưng lại gặp khó khăn về Anh ngữ.

"Thêm vào vấn đề văn hóa mà họ đã được giáo dục để trở thành một người nội trợ và trông nom con cái, vì vậy khi họ đối diện với vấn đề bạo hành trong gia đình hay bị bỏ mặc, họ không có nơi nào đến để được trợ giúp bởi vì họ không có khả năng, không có tài sức để bắt đầu một cuộc sống mới. Đó là lý do vì sao chương trình của tôi có thể giúp đỡ trong việc khởi đầu một con đường mới".

"Đầu tiên là đưa họ đến việc làm rồi khi họ cảm thấy sung sướng, họ cảm thấy bớt các căng thẳng và có thể nghĩ đến những việc làm trong tương lai", Sophea Chea.
"Hãy tận dụng cơ hội bằng các đầu tiên học Anh văn và đó là một điều bó buộc cho bạn để tiến tới trong tương lai, để thành công cho cuộc đời của bạn và bạn phải thông thạo tiếng Anh mới được", Carmen Lazar.
Theo bà, các học viên dưới sự huấn luyện cuả bà đã nở hoa.

"Một trong các học viên của tôi nói rằng học xử dụng computer rất khó đối với tôi, thế nhưng bông hoa là những gì tôi muốn tiếp cận và nay tôi đang nghĩ đến việc bắt đầu sự nghiếp trong ngành cắm hoa".

Còn anh Abraham Ajok Kuol, trốn chạy khỏi Nam Sudan vào năm 1987 lúc được 10 tuổi.

Trong cơn hỗn loạn, anh thất lạc với gia đình và phải mất nhiều năm sống trong trại tỵ nạn và anh ca ngợi là nhờ có túc cầu mới giúp anh vượt qua thời gian khó khăn đó.
    
"Bóng tròn là niềm hy vọng của tôi, nếu không có đá banh là tôi có thể đã không đến được những nơi mà tôi có dịp gặp gỡ rất nhiều người. Nó giúp tôi khỏe mạnh và tôi không còn lo lắng nghĩ ngợi quá nhiều đến cha mẹ tôi. Tôi được nhiều người yêu mến do tôi có tài chơi bóng".

Vì vậy khi đến Úc, điều hiển nhiên là anh thành lập Viện Túc Cầu Nile, nay có 60 cầu thủ tham dự.

Anh hy vọng sẽ giúp đào tạo các cầu thủ đầu tiên người Sudan để đại diện cho đất nước anh và chơi cho đội Socceroo.

Thế nhưng đó không chỉ là việc huấn luyện các ngôi sao bóng đá, Viện nói trên hiện đào tạo các nhà lãnh đạo cộng đồng trong tương lai.

"Lời khuyên của tôi cho những người trẻ khác hay các di dân hoặc tỵ nạn nói chung là chẳng có gì dễ dàng cả các bạn ơi, phải mắt thời gian trước khi bạn nhận được những gì mình mong muốn".

Một lãnh tụ cộng đồng là bà Carmen Lazar, có mặt trong buổi hội thảo.

Bà điều hành Trung tâm Tài nguyên Người Assyrian, vốn cung cấp việc giúp đỡ cho những người tìm việc, tổ chức các khóa học về đời sống ở Úc và những lớp dạy Anh Văn nữa.

Bà có lời khuyên nầy, cho những người tỵ nạn mới đến Úc.

"Bỏ quá khứ lại đàng sau và hướng đến phía trước, khi nước Úc mở rộng vòng tay đón chào các bạn và hhnh bạn đến đất nước tuyệt vời nầy".

"Hãy tận dụng cơ hội bằng các đầu tiên học Anh văn và đó là một điều bó buộc cho bạn để tiến tới trong tương lai, để thành công cho cuộc đời của bạn và bạn phải thông thạo tiếng Anh mới được", Carmen Lazar.

Những người tổ chức cuộc hội thảo hy vọng sẽ lại sắp xếp một diễn đàn tương tự, với nhiều câu chuyện thành công khác vào năm tới.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share