Bảy chính trị gia sẽ được xét xử về trường hợp song tịch trước Tối Cao Pháp Viện Úc

Bảy chính trị gia sẽ được xét xử về trường hợp song tịch trước Tối Cao Pháp Viện Úc

Bảy chính trị gia sẽ được xét xử về trường hợp song tịch trước Tối Cao Pháp Viện Úc Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đã có 7 chính trị gia liên bang phải ra trước Tối Cao Pháp Viện về trường hợp song tich của họ, do điều 44 Hiến Pháp cấm người có song tịch được vào Quốc hội Liên bang.


Trong số 7 vị nói trên, có người quốc tịch New Zealand, Canada rồi một người có song tịch Ý và thảm kịch về song tịch đã gây rung chuyển Quốc hội và cả Chính phủ Liên đảng của Thủ tướng Malcolm Turnbull.

.Có 7 chính trị gia phải ra trước Tối cao Pháp viện, vậy đó là những ai?.

Ngoài Phó Thủ tướng Barbany Joyce kiêm lãnh tụ đảng Quốc gia Úc, những người khác gồm có ông Matt Canavan và bà Fiona Nash thuộc đảng Quốc gia, Thượng nghị sĩ Malcolm Roberts thuộc đảng One Nation và hai cựu Thượng nghị sĩ cuả đảng Xanh là bà Larissa Waters và ông Scott Ludlam, cả hai Thượng nghị sĩ của đảng Xanh đều xin từ chức.

Trường hợp của ông Joyce khá đặc biệt không phải vì chức vụ cao của ông, mà do ông là một dân biểu tại Hạ Viện nơi chính phủ chỉ có đa số với một phiếu duy nhất.

Nếu toà án xét thấy cuộc bầu cử của ông nầy bất hợp lệ, việc nầy sẽ dẫn đến cuộc bầu cử bổ túc tại đơn vị cử tri New England, vốn có thể đe dọa thế đa số của chính phủ và cũng có thể dẫn đến một cuộc bầu cử toàn diện.

.Nội vụ diễn tiến ra sao?

Sự việc bắt đầu với việc từ chức bất ngờ của Thượng nghị sĩ đảng Xanh tại Tây Úc là ông Scott Ludlam
Ông nầy có quốc tịch New Zealand vốn là quốc tịch từ khi còn nhỏ. Ông nầy đã nhìn nhận tính chất bất hợp hiến của mình theo điều 44 của Hiến Pháp Úc.

Trong những tuần lễ kế tiếp, các dân biểu và Thượng nghị sĩ sinh đẻ ở ngoại quốc hay thuộc thế hệ thứ hai của cha mẹ có quốc tịch nước ngoài, thuộc mọi đảng phái đã xem lại hồ sơ của họ xem liệu họ có song tịch hay không.

Việc nầy xét ra đảng Xanh không phải là đảng duy nhất với 2 Thượng nghị sĩ có song tịch và phải từ chức là ông Scott Ludlam có quốc tịch New Zealand và bà Larissa Waters có quốc tịch Canada.

Họ sẽ ra trước Tối cao Pháp viện vào tháng 10 sắp tới, để được quyết định về tình trạng của họ từ ngày 10 đến 12 tháng 10 tại Canberra.

.Có gì sai nếu một người có song tịch?

Không có gì sai nếu một công dân Úc có song tịch, trừ khi người đó là một chính trị gia liên bang.

Điều 44 Hiến Pháp tước quyền một người được vào Quốc hội Úc nếu người nầy có một quốc tịch khác của ngoại quốc.
Điều nầy cũng áp dụng nếu một người "có quyền hoặc các đặc quyền" của một công dân.

Nhiều chính trị gia với hồ sơ của họ được chuyển đến Tối cao Pháp viện vì họ thủ đắc quốc tịch do là con cháu của cha mẹ có quốc tịch nước ngoài, mặc dù họ không sinh để ở nước ngoài, thế nhưng thừa hưởng quyền lợi theo quốc tịch của cha mẹ.

.Thế Tối cao Pháp viện xem xét những gì?

Việc nầy tùy thuộc vào những gì mà các luật sư tranh luận, thế nhưng chúng ta có một số các trường hợp đã xảy ra, được gọi là án lệ.

Một vụ kiện hồi năm 1992 cho thấy điều 44 Hiến Pháp không áp dụng nếu một người đã áp dụng các bước cần thiết và hợp lý để từ bỏ quốc tịch nước ngoài.

Tối cao Pháp viện cần xem xét điều gì được xem là hợp lý trong mỗi trường hợp, nhiều chính trị gia cho rằng trước tiên họ không biết đã có song tịch.

Luật sư Cố vấn cho Chính phủ là ông Stephen Donaghue đã đệ trình một kiến nghị trước phiên xử về lập luận của chính phủ, đại diện cho Tổng trưởng Tư Pháp George Brandis, tranh luận rằng chỉ có trường hợp của ông Malcolm Roberts và Scott Ludlam là vô hiệu, trong khi 5 người khác được miễn trừ vì họ không biết là có song tịch.

Nếu tòa án đồng ý với lập luận nầy, thì Thượng nghị sĩ Larissa Waters có thể trở lại Thượng viện.

Trường hợp của ông Malcolm Roberts có vẽ gặp nhiều rắc rối.

Tòa án tối cao đã phán quyết Thượng nghị sĩ đảng One Nation là người Anh khi ông nầy được chỉ định ra tranh cử, thế nhưng quyết định của tòa chưa được chính thức khi ông nầy có thực hiện các thủ tục cần thiết để từ bỏ quốc tịch ngoại quốc hay không. Toà án được biết ông nầy đã gởi email đến một địa chỉ email khác khi ông tìm cách cắt đứt quan hệ với nước Anh.

Còn luật sư của ông Matt Canavan nói rằng ông nầy sẽ tranh luận vấn đề quốc tịch do truyền thống, chuyện nầy không có hiệu lực. Ông nầy cho biết quả là khôi hài khi loại bỏ quá nhiều người dân Úc được vào Quốc hội.

.Tại sao một số người từ chức, còn những người khác thì không?

Đảng Xanh cho rằng 2 Thượng nghị sĩ đã làm đúng bằng cách từ chức khi họ khám phá có song tịch.

Ông Matt Canavan là Thượng nghị sĩ đảng Quốc gia cũng từ chức khỏi nội các, thế nhưng ông nầy quyết định ở lại Thượng viện cho đến khi Tối cao Pháp viện quyết định về trường hợp của ông.

Ông cho rằng mẹ ông đã ký tên thay cho ông đển xin quốc tịch Ý mà ông không biết hay bằng lòng.

Còn ông Banaby Joyce vẫn đứng vững trong nội các và tại Hạ Viện cho đến khi tòa án quyết định.

Lao động đã tạo áp lực với chính phủ phải giải thích việc áp dụng 2 tiêu chuẩn, chính phủ thì nói rằng đã hành động theo lời khuyên của cố vấn về luật pháp.

Ông Malcolm Roberts, Fiona Nash và Nick Xenophon theo sau khi chọn cách ở lại vị trí cho đến khi tòa án có quyết định.

.Có chính trị gia nào bị kẹt với điều 44 Hiến Pháp trước đây không?

Một ứng cử viên của đảng One Nation là bà Heather Hill được bầu vào Thượng viện vào năm 1998, thế nhưng Tối cao Pháp viện sau đó phán quyết rằng bà nầy không đủ điều kiện do có song tịch Úc và Anh.

Ông Robert Wood đắc cử vào năm 1987 để vào Thượng viện New South Wales, tuy nhiên trường hợp của ông nầy bị tòa án tối cao phán quyết vô hiệu vì ông nầy không phải là công dân Úc vào thời gian bầu cử.

Mới đây, Thượng nghị sĩ của đảng One Nation là ông Rod Culleton bị kẹt với một khoản khác của điều 44. Ông bị xem là không thích hợp vào Thượng viện, do đã tuyên bố phá sản, một điều đã bị ngăn cấm trong điều thứ 3 của Hiến Pháp.

.Có chính trị gia Úc nào khác bị buộc phải từ bỏ quốc tịch cũ của mình không?

Cựu Thủ tướng Tony Abbott sinh đẻ tại London, đã từ bỏ quốc tịch Anh trước khi trở thành dân biểu vào năm 1994

Một cựu Thủ tướng khác là bà Julia Gillard, chào đời tại xứ Wales thuộc Anh quốc, đã từ bỏ quốc tịch trước khi vào Quốc hội năm 1998.

Còn Thượng nghị sĩ Derryn Hinch rời New Zealand vào năm 1963 và trở thành công dân Úc năm 1980. Ông viết trên trang Twitter cho biết, ông được đòi hỏi là phải từ bỏ quốc tịch Kiwi trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share