Suy thoái kinh tế do COVID-19 nhiều hơn dự đoán

Australian Treasurer Josh Frydenberg speaks to the media during a press conference at Parliament House in Canberra, Wednesday, September 2, 2020.

جاش فرایدنبرگ، وزیر خزانه‌داری آسترالیا در حال صحبت با خبرنگاران در کنبرا. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nước Úc nay chính thức bước vào giai đoạn suy thoái và đây là lần đầu tiên trong 3 thập niên qua, với việc có thêm 400 ngàn người sẽ bị thất nghiệp từ nay đến Giáng Sinh. Trong khi chính phủ gọi tên là ‘suy thoái vì COVID-19’ thì phe đối lập cho biết tình trạng nầy sẽ kéo dài hơn và sâu xa hơn, bởi vì các biện pháp kích thích kinh tế được thi hành quá trễ và hiện được thu hồi quá sớm.


Người dân Úc được cảnh cáo về cuộc suy thoái kinh tế đang ló dạng.

Nay các con số của Văn phòng Thống kê Úc Châu xác nhận, nền kinh tế bị giảm xuống 7 phần trăm trong 3 tháng vào tháng 6.

Tổng Sản Lượng Quốc Nội Thuần GDP giảm bớt 0,3 phần trăm trong quí trước.

Đó là sự sụt giảm lớn nhất chưa từng có trong tam cá nguyệt và đánh dấu việc khởi đầu cuộc suy thoái lần đầu tiên tại Úc kể từ năm 1991.

Tại Quốc Hội, Thủ Tướng Scott Morrison cho biết đó là một cột mốc đáng buồn.

“Đây là một ngày đau buồn cho nước Úc, vụ ‘suy thoái do COVID-19 trên toàn cầu’ và trận đại dịch đã ảnh hưởng cả thế giới, thì nay tác động đến nước Úc".

"Người dân Úc hiểu rõ chuyện nầy từ nhiều tháng, trước khi ngày nầy xảy đến".

"Thưa ông Chủ tịch Quốc Hội, khi đại dịch tiếp diễn với tác động của nó thì không chỉ ở đây, mà cả trên khắp thế giới và những ngày tới sẽ rất khó khăn”, Scott Morrison.

Còn Tổng Trưởng Ngân Khố Josh Frydenberg gọi đó là ‘cuộc suy thoái do COVID-19’.

“Các tính toán hôm nay xác nhận hậu quả tác hại cuả COVID-19 lên nền kinh tế của chúng ta".

"Thành tích phát triển kinh tế liên tục trong suốt 28 năm nay chính thức kết thúc".

"Nguyên nhân là trận đại dịch một thế kỷ mới có một lần và hậu quả là sự suy thoái do COVID-19 gây ra”, Josh Frydenberg.

Việc phong tỏa do COVID-19 đã làm sụp đổ đến mức tiêu thụ, các dịch vụ, rồi nhập cảng lẫn xuất cảng.

Mức tiết kiệm của gia đình tăng lên 19,8 phần trăm, là mức cao nhất kể từ năm 1974.

Phát ngôn nhân đối lập về ngân khố là ông Jim Chalmers nói rằng, chính phủ không làm đầy đủ để giúp đỡ cho người dân Úc đang gặp khó khăn.

“Với chính phủ cho rằng ‘ồ chúng ta làm tốt hơn nước Mỹ của ông Donald Trump’, điều đó chẳng có nghĩa gì đối với những người Úc đã thất nghiệp".

'Việc so sánh quốc tế, so sánh với những gì mà chính phủ kỳ vọng hồi 3 tháng trước, chẳng phải là những lời an ủi tốt đẹp cho người dân Úc đã mất việc, những người có thể bị thất nghiệp trong những tháng tới, hay các tiểu thương lo lắng về việc làm thế nào họ có thể sống nổi”, Jim Chalmers.
"Nước Úc cũng không đầu hàng trước loại virus nầy và nền kinh tế của chúng ta cũng không bị khuất phục trước coronavirus”, Scott Morrison.
Còn lãnh tụ Lao Động đối lập, Anthony Albanese đặt nghi vấn là, liệu nay có phải là lúc để giảm bớt kế hoạch trợ giúp lương bổng JobKeeper của chính phủ hay không.

Ông Scott Morrison bênh vực cho quyết định của chính phủ.

“Nước Úc hiện ở trong giai đoạn suy thoái tệ hại nhất trong một thế kỷ. Rõ ràng nay là thời điểm tệ hại nhất khi Thủ Tướng cắt giảm JobKeeper, rồi JobSeeker và cắt giảm lương bổng, hay sao?" Anthony Albanese.

“Đó là việc cá cược mỗi chiều của lãnh tụ Lao Động đối lập, ông ta nói rằng JobKeeper nên kéo dài, thế nhưng nó nên được chuyển tiếp".

"Ông ta nói mức độ sẽ cao hơn, nhưng nó sẽ thấp hơn".

"Những gì người dân Úc biết rằng, kế hoạch đánh cá một chiều của lãnh tụ đối lập, không phải là chuyện quí vị có thể tin tưởng trong cơn khủng hoảng hiện nay”, Scott Morrison.

Một việc mà cả hai bên đồng ý là vấn đề di dân sẽ rất quan trọng trong việc hồi phục kinh tế của đất nước.

Có 17 nghề được ưu tiên cao trong các lãnh vực quan trọng, trong số đó có chuyên gia tâm lý, bác sĩ gia đình, hộ sinh, y tá có đăng ký và các kỹ sư phần mềm.

Nữ phát ngôn nhân đối lập về Di trú của Lao động là bà Kristina Keneally nói rằng, chính phủ thiếu sót một kế hoạch.

“Câu hỏi đã được nêu ra là, chính phủ hiện làm gì cho việc huấn luyện khả năng cho người dân Úc, khi thực sự thiếu hụt tay nghề?"

"Trong khi chúng ta chấp nhận việc di dân tay nghề trên bình diện liên bang, thì lại có chuyện thiếu hụt tay nghề".

"Thách thức thực sự cho chính phủ là vạch ra, làm thế nào cung cấp tay nghề và huấn luyện cho người dân Úc, để lấp vào chỗ thiếu hụt đó”, Kristina Keneally.

Để thoát khỏi tình trạng suy thoái, Tổng Trưởng Ngân Khố cho rằng đó sẽ là một con đường dài.

“Đó là vụ suy thoái khác biệt với các trường hợp trước đây, mà chúng ta từng chứng kiến tại Úc".

"Nó xảy ra nhanh hơn và sâu xa hơn, những gì chúng ta thấy hồi thập niên 80 và 90".

"Trong những vụ suy thoái đó, mức thất nghiệp kéo dài lâu hơn và sau những vụ suy thoái đó, nó lâu hơn thời gian chúng ta hy vọng người ta trở lại làm việc”, Josh Frydenberg.

Còn Thủ Tướng tin chắc rằng, nền kinh tế sẽ hồi phục.

“Hãy mở cửa nước Úc để bảo đảm rằng, chúng ta không phải là một quốc gia cô lập, một nước
rối loạn thưa ông Chủ tịch và đó không phải là sự thành công, mà là tiếp tục cam chịu trước con virus".

"Nước Úc cũng không đầu hàng trước loại virus nầy và nền kinh tế của chúng ta cũng không bị khuất phục trước coronavirus”, Scott Morrison.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share