Tình nguyện viên người Anh được cố ý cho lây nhiễm với COVID-19

British PM Boris Johnson is imposing strict lockdown conditions on northern England

British PM Boris Johnson is imposing strict lockdown conditions on northern England Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những nhà nghiên cứu Anh quốc sẽ trở thành người đầu tiên trên thế giới cố tình cho các tình nguyện viên bị lây nhiễm với coronavirus, nhằm gia tăng việc phát triển một loại vắc xin chống COVID-19. Việc nầy diễn ra khi chính phủ loan báo thành phố ở phía bắc là Manchester, sẽ bị áp đặt những hạn chế gắt gao nhất.


Với việc toàn thể Âu Châu lâm vào đợt 2 của coronavirus trên đà gia tăng, Anh quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới, cố tình lây nhiễm cho những người tình nguyện với coronavirus.

Bằng cách sử dụng liều lượng virus được kiểm soát, mục tiêu tiên khởi của cuộc nghiên cứu khám phá ra kết quả số lượng nhỏ nhất với những người tình nguyện khỏe mạnh, có độ tuổi từ 18 đến 30.

Trong giai đoạn đầu tiên, có đến 90 người có thể tham gia, với các kết quả có thể giúp trong việc thử nghiệm các vắc xin nếu có.

Nếu được các nhà điều hành chấp thuận cùng với Ủy ban về đạo đức, cuộc thí nghiệm mệnh danh là ‘cuộc thử nghiệm thử thách con người’ sẽ bắt đầu vào tháng giêng năm tới, với các kết quả hy vọng tìm được vào tháng 5.

Việc nầy diễn ra khi Thủ Tướng Anh Boris Johnson loan báo, vùng Manchester ở phía bắc nước Anh sẽ cùng với Lancashire và Liverpool, trở thành những nơi bị giới hạn về COVID-19 gắt gao nhất.

“Điều đó có nghĩa là các quán rượu hay câu lạc bộ phải đóng cửa, trừ khi họ phục vụ các bữa ăn cần thiết".

"Họ không thể lẫn lộn giữa số người trong nhà hay ở ngoài trời".

'Các vụ tụ tập ở ngoài bị giới hạn là 6 người".

"Chúng tôi mạnh mẽ khuyến cáo chống lại các vụ đi lại, đến hay đi vào khu vực đó”, Boris Johnson.

Chiến thuật của chính phủ Anh quốc về việc áp đặt các biện pháp ngăn chận có 3 mức độ, nhắm vào các điểm nóng của nước Anh, đã gặp sự chống đối của các nhà lãnh đạo ở miền Bắc nước nầy, nơi có các vụ bùng phát dịch bệnh lớn lao và tệ hại, tập trung nơi đây.

Thị trưởng thành phố Manchester là ông Andy Burnham kêu gọi chính phủ trung ương, cung cấp thêm nhiều sự hỗ trợ cho các công nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng, do chính phủ áp đặt mức độ hạn chế cao nhất, thế nhưng cả hai phía không đạt được sự thỏa thuận.

Ông cho biết, chính phủ chẳng đề nghị đủ tiền trong bất cứ điểm nào ở cuộc thương thuyết, để bảo vệ những người nghèo nhất trong vùng nầy trong những tháng mùa đông lạnh lẽo sắp tới.

“Chúng tôi yêu cầu công chúng vào thời điểm khó khăn nầy cùng đồng hành với chúng tôi, chứ không hủy hoại tinh thần của họ và chúng tôi cần sự đoàn kết cả nước".

'Đó là lý do vì sao tôi hy vọng Quốc Hội can thiệp và đưa ra phán quyết về một khung tài chính công bằng cho việc phong tỏa có 3 mức độ".

'Việc nầy không chỉ cho vùng Manchester với không có bất cứ lỗi lầm nào, các nơi trên đất nước có thể tìm thấy họ ở vào tình trạng phong tỏa cấp 3, vào một lúc nào đó trong mùa đông nầy”, Andy Burnham.

Trong khi đó, Tây Ban Nha hiện xem xét việc thi hành một vài biện pháp trong đó có lệnh giới nghiêm, khi nước nầy có gần một triệu trường hợp nhiễm COVID-19.

Với mức độ nhiễm bệnh hiện tại, Tây Ban Nha dường như có thể vượt quá 1 triệu trường hợp lây nhiễm trong vòng vài ngày tới, khiến quốc gia nầy đạt mốc đầu tiên một triệu trường hợp lây nhiễm tại Âu Châu và đứng hàng thứ sáu trên thế giới.

Còn các ca nhiễm tại Bỉ cũng ngày càng tệ hại hơn, với các trường hợp nhập viện không khẩn cấp bị đình hoãn, để nhường cho bệnh nhân COVID-19.

Tại Ý, vùng Campania ở phía nam và Lombardy ở phía bắc sẽ bị giới nghiêm, để đối phó lại một đợt gia tăng các trường hợp tại đó.

Tại những nơi khác ở Âu Châu, Nga ghi nhận các ca nhiễm cao nhất hàng ngày, trong khi Bulgaria bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời và Cộng Hòa Tiệp hiện xem xét việc hạn chế thêm nữa, sau khi các biện pháp hiện tại không làm chậm lại mức gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh.
“Sẽ tốt hơn nếu ở cấp địa phương, các quyết định hành chính được đưa ra để các nghĩa trang không được sử dụng trong những ngày lễ này. Hoặc nếu có những cách để ngăn cản việc đi vào, những cách để giảm số lượng người tụ tập cùng một lúc và do đó gây ra nhiều rủi ro", Hugo Lopez Gatell.
Trong khi đó, Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia bị ảnh hưởng COVID-19 nhiều nhất, khi có hơn 58 ngàn ca nhiễm mới được ghi nhận mỗi ngày.

Thế nhưng tuyên bố trong một cuộc vận động tranh cử tại Arizona, Tổng Thống Mỹ Donald Trump cho rằng người dân Mỹ sẵn sàng vượt qua cuộc khủng hoảng.

“Họ mệt mõi vì đại dịch nầy, phải không? Họ mệt mõi vì đại dịch nầy, phải không?".

"Quí vị hãy xem đài truyền hình CNN, họ có đầy đủ. COVID, rồi COVID, đại dịch, đại dịch và đại dịch".

"Quí vị biết vì sao? Họ tìm cách nói để cho mọi người không đi bầu, nhưng mọi người không làm như vậy theo CNN, vốn là một lũ khốn ngu ngốc”, Donald Trump.

Tại Canada, câu chuyện lại khác biệt khi Thủ Tướng Justin Trudeau thúc giục người dân tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn của giới chức y tế địa phương.

Canada ghi nhận có hơn 200 ngàn ca nhiễm COVID-19, kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Ông Trudeau nói rằng, trong khi cuộc khủng hoảng diễn ra khác biệt tại mỗi tỉnh bang và vùng lãnh thổ, thì việc ngăn chận sự lan truyền của virus là nỗ lực của cả nước.

"Dù đó là chuyện mang khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội, cài đặt app báo động về COVID-19, hay cuối cùng là đi chủng ngừa khi chúng ta có một loại thuốc chủng thành công và an toàn, đây là những điều mà người dân Canada cần phải làm".

'Thế nhưng không may, có một số lượng lớn thông tin sai trái, nguy hại và ồn ào về chuyện nầy trên internet”, Justin Trudeau.

Còn tại Mexico, các giới chức y tế gia tăng gấp đôi các thông điệp y tế công cộng, nhằm ngăn tránh các vụ tụ tập đông đảo vào những ngày lễ hàng năm, trong đó có Ngày của Người Chết sắp tới.

Ngày lễ nầy pha trộn lễ nghi Công Giáo và các phong tục cổ xưa, với niềm tin rằng những người chết sẽ trở lại mỗi năm một lần.

Phụ tá Bộ Trưởng Y tế Hugo Lopez Gatell nói rằng, các nghĩa trang ở nước nầy là nơi được đặc biệt quan tâm đến, do khuynh hướng của các đám đông tụ tập trong thời gian diễn ra lễ lạc.

“Sẽ tốt hơn nếu ở cấp địa phương, các quyết định hành chính được đưa ra để các nghĩa trang không được sử dụng trong những ngày lễ này".

"Hoặc nếu có những cách để ngăn cản việc đi vào, những cách để giảm số lượng người tụ tập cùng một lúc và do đó gây ra nhiều rủi ro", Hugo Lopez Gatell.

Gần nước Úc hơn, Thái Lan lần đầu tiên mở cửa lại để đón các du khách ngoại quốc, kể từ khi có lệnh cấm các chuyến bay thương mại, được thi hành hồi tháng 4.

Có 39 du khách người Hoa, từ Thượng Hải đã đến phi trường chính của nước nầy tại Bangkok.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share