Trễ nải trong việc cung cấp vắc xin khiến gián đoạn chương trình chủng ngừa

A sign on the entrance to a Brooklyn health care facility

A sign on the entrance to a Brooklyn health care facility Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tại Hoa Kỳ, ông Joe Biden đã tuyên thệ nhậm chức tân Tổng Thống trong lúc số tử vong do COVID-19 tiếp tục gia tăng, còn giới chức y tế Nam Mỹ chuyển chú ý sang việc chủng ngừa cho người Thổ Dân địa phương.


Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống 46 của Hoa Kỳ, trong lúc số tử vong do coronavirus tại Mỹ tiếp tục gia tăng.

Quốc gia giàu nhất thế giới vẫn là nơi bị đại dịch hoành hành nặng nề nhất, tính ra chiếm hơn 25 phần trăm các trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu và gần 20 phần trăm số tử vong của cả thế giới.

Nữu Ước và California là nơi có mức độ tử vong cao nhất tại Mỹ, trong lúc giới chức y tế vất vả trong việc tìm kiếm cung cấp vắc xin.

Thị trưởng Nữu Ước Bill De Blasio cho biết, thành phố phải hủy bỏ các cuộc hẹn để chích mũi vắc xin Pfizer-BioNTech đầu tiên trong tuần nầy, do thiếu nguồn cung cấp.

“Tuần nầy chúng tôi phải báo cho 23 ngàn người dân Nữu Ước vốn đã có hẹn để chủng ngừa trong tuần, rằng họ sẽ không thể được tiêm chủng do thiếu vắc xin cung cấp".

"Nếu chúng ta có những tự do trong việc chủng ngừa, nếu chúng ta có các liều vắc xin thứ hai có sẵn, chúng ta có thể tiêm chủng cho 23 ngàn người dân Nữu Ước vào tuần nầy”, Bill De Blasio.

Ông De Blasio thúc giục nhà cầm quyền liên bang điều chỉnh vấn đề cung cấp trong nhiều ngày tới, khi cho rằng tình hình ngày càng tệ hơn qua việc đình hoãn vắc xin Moderna.

“Vắc xin Moderna đã bị giao trễ nải, vì vậy chúng ta cảm thấy áp lực khi thiếu hụt vắc xin, nay tình trạng lại càng tệ hại hơn”, Bill De Blasio.

Còn Thống Đốc tiểu bang New York, ông Andrew Cuomo cho biết việc thiếu hụt vắc xin dường như là một sự kiện xảy ra hàng tuần.

“Rõ ràng hiện nay chúng ta bị thiếu hụt từ tuần nầy sang tuần khác, quí vị sẽ thấy một kiểu mẫu như vậy tiếp diễn, khi phải chờ đợi sang tuần tới, rồi lại bắt đầu việc chờ đợi nữa”, Andrew Cuomo.

Trên khắp nước Mỹ, Giám đốc Nha Y tế Công cộng thuộc vùng San Francisco ở bờ biển phía tây nước Mỹ là tiến sĩ Gran Cilfax cho biết, California hiện cần chủng ngừa thế nhưng thiếu vắc xin.

“Chúng ta sẽ sẵn sàng chủng ngừa 10 ngàn người mỗi ngày, thế nhưng hiện giờ thách thức của chúng ta là thiếu vắc xin”, Gran Cilfax.

Trong khi đó, giới chức y tế Mỹ không phải là duy nhất, trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp vắc xin tốt hơn.

Chủ Tịch Hội Đồng Liên Âu, Ursula von der Leyen thừa nhận, bà bất ngờ với việc đình hoãn sản xuất.

“Thứ sáu tuần qua, chúng ta đều ngạc nhiên khi nghe vắc xin Pfizer-BioNTech bị đình hoãn".

"Tôi lập tức gọi ngay cho ban giám đốc của Pfizer và giải thích với ông ta rằng, đây là điều tối quan trọng để chúng tôi nhận được vắc xin theo đúng hợp đồng, vì hầu hết các quốc gia hội viên đều bắt đầu tiêm chủng liều thứ nhất của Pfizer-BioNTech và chúng ta có lẽ nhận được 4 tuần lễ sau đó".

"Vì vậy mũi tiêm thứ hai phải được tiến hành, đó là nhu cầu y tế hết sức cấp thiết”, Ursula von der Leyen.

Còn các nước không phải là hội viên Liên Âu cũng lên tiếng quan ngại, về việc phân phối và tính chất khả dụng của vắc xin.

Được biết Liên Âu hứa hẹn sẽ giúp đỡ các nước vùng Balkan, vốn tìm các gia nhập chương trình COVAX, một thỏa ước để nhận được vắc xin đến các nước, bất chấp khả năng chi trả của họ.

Theo chương trình nầy, việc lệ thuộc duy nhất vào COVAX có thể cung cấp nhiều nhất là 20 phần trăm việc chủng ngừa, cho dân số một nước vào cuối năm nay.

Các nước ở vùng phía tây Balkan đã được hứa hẹn nhận viện trợ 70 triệu đồng euro, để tham gia vào việc chủng ngừa vắc xin của Liên Âu.

Tuy nhiên kế hoạch cuả Liên Âu vẫn còn đang thực hiện và các chi tiết về việc làm thế nào các quốc gia bên ngoài khối Liên Âu, sẽ nhận được số vắc xin dự trữ của EU, thì vẫn chưa biết rõ.

Thủ Tướng Albania là ông Edi Rama hồi tuần qua cho rằng, việc phân phối vắc xin là không chấp nhận được về mặt đạo đức và chính trị, khi cáo buộc rằng các quốc gia hiện có thái độ ‘chỉ lo cho họ’ mà thôi.

Nhiều nước ngoài Âu Châu hiện ở trong tình trạng, ký kết các thỏa ước song phương với công ty sản xuất.

Serbia trở thành quốc gia ngoài Liên Âu, bắt đầu chiến dịch chủng ngừa qui mô, khi sử dụng vắc xin chống COVID-19 Sinopharm do Trung Quốc chế tạo, với các giới chức y tế và hàng trăm binh sĩ xếp hàng để được chủng ngừa tại thủ đô Belgrade.

Trong khi đó tại Anh quốc, mục tiêu vẫn là chế ngự việc lây lan của dòng COVID-19 mới.

Kỷ lục mới về số tử vong đã được ghi nhận, khi Anh quốc có số tử vong dính líu với COVID-19 là hơn 90 ngàn người, trong khi WHO cảnh cáo biến thể của virus, đã lây nhiễm đến ít nhất là 60 quốc gia trên toàn cầu.

Thủ Tướng Anh Boris Johnson cho biết, ông quả thật kinh hãi.

“Các con số quả thật dễ sợ, dĩ nhiên tôi nghĩ đến mỗi trường hợp mất đi người thân trong gia đình, với các bạn bè".

'Những gì chúng ta đang chứng kiến, là kết quả của những đợt virus biến thể có lẽ trước Giáng Sinh".

"Đó quả là đỉnh điểm cao nhất của tình trạng lây nhiễm, nó lây lan rất nhanh, không chỉ tại Luân Đôn mà còn vùng đông nam nơi nó bắt đầu, thế nhưng hiện nay nó có mặt tại các nơi trên khắp nước”, Boris Johnson.
“Chúng tôi vui mừng khi được biết rằng, hôm nay chúng tôi có loại vắc xin thứ hai tại Chí Lợi, loại vắc xin thứ hai là một động lực khác cho hành động của chúng ta. Vì vậy, nay có những khả năng rất tốt đẹp cho đất nước nầy”, Heriberto Garcia.
Trong khi đó, tiến trình chủng ngừa đang được thực hiện tại Nam Mỹ.

Nhân viên y tế Brazil bắt đầu tiêm chủng cho người Thổ Dân Mbya Guarani, sống ở khu ngoại ô Sao Paulo.

Có khoảng 900 người thuộc 6 cộng đồng thuộc vùng Parelheiros được xem là những người có nguy cơ dễ bị lây nhiễm nhất.

Một lãnh tụ địa phương là ông Vera Popygua cho biết, có 60 phần trăm dân chúng bị nhiễm COVID-19.

“Những người Thổ Dân nầy chết khi có đến 60 phần trăm bị nhiễm bệnh trong ngôi làng, vốn là một tỷ lệ rất cao".

'Chúng tôi ngăn tránh sự lây nhiễm càng nhiều càng tốt và thi hành các biện pháp bảo vệ chúng tôi, vắc xin đến sẽ trấn an mọi người”, Vera Popygua.

Được biết Brazil có mức tử vong do COVID-19 đứng hàng thứ hai trên thế giới, trong khi các trường hợp nhiễm bệnh gia tăng trở lại trên khắp nước.

Giới chức y tế bắt đầu chương trình chủng ngừa vào chủ nhật 17 tháng 1, sau khi 2 loại vắc xin là Oxford-AstraZeneca và Sinovac của Trung Quốc, đã được cơ quan điều hành y tế Anvisa của Brazil chấp thuận.

Brazil hiện có 6 triệu liều vắc xin Sinovax, sẵn sàng để phân phối trong những ngày sắp tới.

Được biết chương trình chủng ngừa tại Brazil bắt đầu chậm hơn, các nước láng giềng là Argentina và Chí Lợi.

Giới chức y tế Chí Lợi đã chấp nhận việc sử dụng khẩn cấp, vắc xin Sinovax của Trung Quốc hôm thứ tư ngày 20 tháng 1, mặc dù với một số hạn chế.

Ông Heriberto Garcia, giám đốc Viện Y tế Công cộng Chí Lợi cho biết, một loại vắc xin thứ hai sẽ có lợi cho nước nầy.

“Chúng tôi vui mừng khi được biết rằng, hôm nay chúng tôi có loại vắc xin thứ hai tại Chí Lợi, loại vắc xin thứ hai là một động lực khác cho hành động của chúng ta".

'Vì vậy, nay có những khả năng rất tốt đẹp cho đất nước nầy”, Heriberto Garcia.

Được biết Chí Lợi bắt đầu chủng ngừa cho các nhân viên y tế và người cao niên, với vắc xin Pfizer-BioNTech, vào tháng 12 vừa qua.

Theo số liệu được cập nhật của đại học John Hopkins, các trường hợp nhiễm COVID-19 là gần 97 triệu, còn số tử vong là hơn 2 triệu người trên khắp thế giới.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share