Trump đồng ý nói chuyện với Kim sau lời đề nghị bất ngờ

South Korea's national security director Chung Eui-yong

South Korea's national security director Chung Eui-yong Source: ABACA

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong một diễn biến ngoại giao gây nhiều bất ngờ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đồng ý gặp gỡ lãnh đạo Bắc hàn Kim Yong Un vào tháng 5 sắp tới.


Việc nầy diễn ra sau khi ông Kim hứa hẹn sẽ không thử nghiệm bất cứ hỏa tiễn hay vũ khí nguyên tử nào nữa.

Từ trước đến nay chưa có vị Tổng thống đương nhiệm nào gặp gỡ một nhà lãnh đạo Bắc hàn và cả hai trước đây đã từng đe dọa gây chiến nếu cần.

Tin tức lạc quan đã được cố vấn an ninh quốc gia Nam hàn là ông Chung Eui-yong, chuyển đến Tòa Bạch Ốc tại Washington, theo sau chuyến đi của ông nầy đến Bắc hàn.

Ông đến Mỹ mang theo một thông điệp từ quốc gia cô lập phía bắc, mà Nam hàn về mặt kỹ thuật vẫn còn ở trong tình trạng lâm chiến

"Tôi trình cho Tổng thống Trump trong cuộc họp biết là, nhà lãnh đạo Bắc hàn Kim Young Un cho hay, ông cam kết sẽ giải trừ nguyên tử".

"Ông ta hứa hẹn là Bắc hàn sẽ tự chế, trong việc thử nghiệm bất cứ hỏa tiễn hay nguyên tử nào nữa".

"Ông ta hiểu rằng, các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên giữa Nam hàn và Mỹ là phải tiếp tục", Chung Eui-yong.

Đó là khoảnh khắc tự nó đã trở thành tin tức hàng đầu, thế nhưng lời loan báo của ông Chung chẳng bao lâu sau đó, trở thành một tin tức khiến mọi người phải nín thở.

"Ông ta bày tỏ lòng ước muốn gặp Tổng thống Trump càng sớm càng tốt".

"Tổng thống Trump đã cảm ơn cuộc thuyết trình và cho biết ông muốn gặp ông Kim Young Un vào tháng 5 sắp tới, để đạt được tình trạng phi nguyên tử vĩnh viễn", Chung Eui-yong.

Ông Trump đã hồi đáp lời loan báo, trên trang mạng Tweeter của ông.

Ông Trump cho biết có nhiều tiến triển đã đạt được, thế nhưng lệnh cấm vận vẫn giữ nguyên, cho đến khi một thỏa hiệp đạt được.

Cuộc họp được đề nghị vào bất cứ giờ khắc nào giữa ông Trump và ông Kim, nó sẽ diễn ra thay vì trước đây là những lời đe dọa và thóa mạ trong quá khứ.

Tại Liên hiệp quốc hồi năm rồi, ông Trump đã đặt tên cho nhà lãnh đạo Bắc hàn là một cậu bé thích Hỏa tiễn và nói rằng Kim Yong Un là một gả điên với hành động tự sát.

Về phần mình, ông Kim thường xuất hiện trong bộ quân phục và thường xuyên điều khiển các vụ thử nghiệm hỏa tiễn, nhằm chứng tỏ cho thấy hỏa tiễn của Bắc hàn có thể bắn đến một mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ.

Ông cũng đề cập đến ông Trump trong quá khứ, là một ông già lẩm cẩm và mất trí.

Một mục tiêu quan trọng khác có thể Bắc hàn nhắm đến là Nhật bản và Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe sẽ viếng thăm Mỹ vào tháng tới, để hội đàm với Tổng thống Trump.

Ông Abe thận trọng hoan nghênh những diễn biến mới nhất và nói rằng, đó là kết quả của chính sách mà Nhật và các đồng minh thực hiện.
"Đó là các thanh tra đi khắp Bắc hàn đến các cơ sở để kiểm soát các địa điểm, tôi không nghĩ, Bắc hàn sẽ chấp nhận chuyện đó", Malcom Davis.
Thế nhưng ông cho biết, nay không phải là lúc để tự mãn.

"Tôi chấp nhận sự thay đổi của Bắc hàn, đây là kết quả việc hợp tác giữa Mỹ và Nhật, cộng thêm sự hợp tác của Nam hàn và cộng đồng quốc tế, trong việc liên tục tạo áp lực mạnh mẽ lên Bắc hàn".

"Thế nhưng cho đến khi nào Bắc hàn thực hiện các bước tiến để phi nguyên tử hóa và có thể kiểm nhận được cũng như không đảo ngược, thì chúng ta sẽ tiếp tục áp dụng áp lực tối đa".

"Lập trường của Mỹ và Nhật rất kiên quyết và không dời đổi", Shinzo Abe.

Cũng lên tiếng khuyên mọi người thận trọng, nhưng với lời lẽ mạnh bạo hơn, là nhà phân tích quốc phòng Úc, ông Malcolm Davis.

Ông cho biết, dường như Bắc hàn không mang lại cho Mỹ và đồng minh, những gì mà họ thực sự muốn có.

"Chúng ta không nên quá dễ dàng với chuyện nầy, bởi vì Bắc hàn muốn thu được rất nhiều nhưng không cho đi bao nhiêu".

"Nếu ông Trump chịu đi Bình Nhưởng thủ đô của Bắc hàn, với giả thiết ông Trump đến Bắc hàn gặp ông Kim Yong Un, trên căn bản là đạt được một thỏa hiệp về một giải pháp hoà bình".

"Ông Kim Yong Un sẽ không phi nguyên tử hóa, trong khi chúng ta cho đi rất nhiều và cuối cùng những gì chúng ta nhận được là một tình trạng bất định, trừ khi Bắc hàn chuẩn bị chấp nhận việc kiểm tra và theo dõi tiến trình, trong cách nói khác, đó là các thanh tra đi khắp Bắc hàn đến các cơ sở, để kiểm soát các địa điểm".

"Tôi không nghĩ, Bắc hàn sẽ chấp nhận chuyện đó", Malcom Davis.

Trong khi đó, chính phủ Úc đồng ý việc duy trì áp lực lên Bắc hàn, thế nhưng dân biểu hàng ghế trước của chính phủ là ông Christopher Pyne nói rằng, các nhà lãnh đạo cần đàm đạo với nhau càng nhiều càng tốt.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share