Ông Trump đọc bài diễn văn về tình trạng đất nước

Donald Trump at his State of the Union address

Donald Trump at his State of the Union address Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã đọc bài diễn văn về tình trạng đất nước trước Quốc hội trong đó ông đề ra chương trình làm việc của ông trong năm bao gồm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội vào tháng 11 sắp tới.


Như được dự liệu, ông Trump lên án mạnh mẽ về mối đe dọa nguyên tử và khủng bố trong khi cũng ca ngợi những cải tổ về kinh tế.

Ông luôn giữ một giọng thích gây gổ mặc dù ông cũng đưa ra nhiều lời kêu gọi đến đảng Dân chủ để đoàn kết lưỡng đảng về những vấn đề từ hạ tầng cơ sở cho đến di trú.

Năm đầu tiên có nhiều sóng gió của Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã dẫn đến sự kiện là có nhiều người tẩy chay bài diễn văn toàn quốc của ông hơn bao giờ hết.

Có hơn một chục Thượng nghị sĩ và dân biểu Dân chủ cho biết, không tham dự và có những đám đông tụ tập dọc theo lộ trình của đoàn xe chở Tổng thống đến Quốc hội, để bày tỏ sự bất mãn của họ.

Ngay khi đến điện Capitol của Quốc hội, ông Trump đã được chào đón trong phòng họp Quốc hội và rõ ràng là đã có nhiều chia rẽ.

Có những nhóm Cộng hòa đứng lên hoan hô nhiệt liệt, trong khi thành phần đảng Dân chủ vẫn ngồi yên.

Như đã dự trù, Tổng thống bắt đầu bài diễn văn bằng việc kể ra những gì mà ông cho là, "những tiến bộ không tưởng được" của chính phủ ông, trong việc "biến nước Mỹ trở lại vĩ đại".

Ông cho biết việc nầy diễn ra, bất chấp đã có một vài trở ngại, trong đó có lụt lội và bão tố.

"Nếu có một thách thức nào chúng tôi chế ngự ngay, nếu có một cơ hội nào chúng tôi nắm lấy lập tức. Vì vậy chúng ta hãy bắt đầu tối nay bằng các nhìn nhận rằng bài diễn văn toàn quốc sẽ mạnh mẽ bởi vì dân tộc chúng ta rất mạnh mẽ".

Ông Trump cho biết kể từ khi ông đắc cử, chính phủ ông đã tạo hơn 2 triệu công ăn việc làm, dẫn đến mức thất nghiệp thất nhất trong vòng 45 năm qua.

Ông cũng nói đến công trạng, trong việc hạ thấp mức thất nghiệp của những người Mỹ gốc Phi châu, đến mức thấp nhất chưa từng có; mặc dù nhiều nhà phân tích tranh luận rằng mức độ nầy đã giảm xuống, ngay trước khi ông Trump lên làm Tổng thống.

Một số dân biểu thuộc nhóm Black Caucus có mặt, đã tỏ ra chẳng quan tâm đến chuyện nói trên và ông Trump nhắc lại người tiền nhiệm là ông Barack Obama, không giúp được gì trong việc nầy.

"Chúng tôi tái xét tâm điểm chính trong chính sách Obamacare vốn gây nhiều tác hại, và sự ủy nhiệm cá nhân nói trên không còn nữa".

Tổng thống còn gây nên những phản ứng lớn hơn, khi nhắm vào các cầu thủ của Liên đoàn Bóng bầu dục quốc gia, vốn chống đối lại sự bất công về kỳ thị chủng tộc, bằng các quì xuống khi bài quốc ca trỗi lên.

Ông Trump cũng minh chứng cho quan điểm của mình, khi nói đến một bé trai 12 tuổi tên Preston, vốn tổ chức một chiến dịch đặt lá quốc kỳ lên phần mộ của 40 ngàn tử sĩ.

"Lòng tôn kính của Preston đối với những người đã phục vụ cho đất nước, đã nhắc nhở chúng ta lý do vì sao chúng ta chào cờ, tại sao chúng ta đặt bàn tay lên trái tim khi tuyên thệ trung thành với nước Mỹ và tại sao chúng ta hãnh diện đứng lên chào cờ".

Ông Trump ca ngợi việc chính quyền của ông, đã hủy bỏ rất nhiều luật lệ trong năm đầu tiên, so với các chính quyền trước, về những gì ông gọi là "những lệnh lạc đối với các công nhân ngành sản xuất xe hơi", trong "cuộc chiến chống lại than đá".
"Trong năm đầu tiên cầm quyền, ông đã đẩy mạnh một nghị trình u tối và cực đoan khiến ảnh hưởng đến giá trị của đất nước chúng ta và gây nguy hiểm cho nền an ninh đất nước", Elizabeth Guzman.
Thế nhưng ông cũng thúc giục một Quốc hội chia rẽ một cách cay đắng, về các vấn đề như di trú.

"Bổn phận của tôi và bổn phận thiêng liêng của mọi nhân vật được bầu vào Quốc hội nầy là bảo vệ chon nước Mỹ, bảo vệ cho công dân được an toàn, gia đình và cộng đồng của họ và quyền có được một ước mơ Mỹ quốc, bởi vì người Mỹ cũng là những người luôn có những ước mơ".

Đó là sự kiện liên hệ đến khoảng 1,8 triệu người, được mang vào Mỹ bất hợp pháp khi còn bé, được biết đến như những Dreamers, vốn sẽ đối diện với hạn chót vào tháng 3, để xem liệu chúng có thể bắt đầu bị trục xuất hay không.

Ông Trump cũng thúc giục đảng Dân chủ hãy đồng ý về một thỏa hiệp, vốn cho những người Dreamers một con đường để được quốc tịch Mỹ, để đổi lấy nhiều hạn chế về di dân, cũng như tiền bạc để xây dựng một bức tường vững mạnh hơn ở biên giới phía nam.

Những phản ứng từ một số thành phần của Quốc hội, đã không hoan nghênh bài diễn văn khi nói đến vấn đề di dân.

"Với hệ thống hiện tại tỏ ra thất bại, một di dân có thể mang vô số các thân nhân xa xôi của họ vào Mỹ. Với kế hoạch của tôi, chúng ta nhắm vào gia đình trực tiếp bằng các giới hạn việc bảo lãnh, đối với người phối ngẫu và các trẻ nhỏ".

Ông Trump sau đó chuyển chú ý của ông ra ngoại quốc, trong đó ông cho biết Hoa kỳ hiện đối diện những gì mà ông gọi là, "các chế độ ương ngạnh, ânnhóm khủng bố và đối nghịch, như Trung quốc và Nga".

Một lần nữa, ông kêu gọi Quốc hội hãy cộng tác để cung cấp nhiều ngân khoản cho quân đội, trước khi loan báo rằng ông đã ký một sắc lệnh, để giữ cho các cơ sở giam giữ tại Guantanamo Bay vẫn được mở cửa.

"Tôi yêu cầu Quốc hội hãy bảo đảm rằng, trong cuộc chiến chống lại ISIS và El Qada, chúng ta tiếp tục có đủ quyền hạn cần thiết, để giam giữ những kẻ khủng bố tại bất cứ nơi nào chúng ta truy đuổi chúng, bất cứ nơi nào chúng ta bắt được chúng và trong nhiều trường hợp, đó là giam giữ chúng trong nhà tù Guantanamo".

Tổng thống cũng kêu gọi Quốc hội, hãy thông qua luật lệ nhằm bảo đảm rằng, bất cứ trợ giúp nào của Mỹ, chỉ đến những nước mà ông gọi là "bạn của Mỹ".

Việc nầy diễn ra, khi Liên hiệp quốc lên án quyết định của chính phủ Mỹ, nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Thế nhưng những nhận xét mạnh mẽ của ông, đã dành cho Bắc hàn với chương trình nguyên tử, mà ông gọi lả vẫn tiếp tục gây ra mối hiểm họa lớn lao.

"Các kinh nghiệm quá khứ đã dạy chúng ta rằng, sự tự mãn và nhân nhượng chỉ mời gọi những kẻ xâm lược và gây hấn mà thôi. Tôi sẽ không lập lại những lỗi lầm trong các chính quyền trước, vốn đưa chúng ta đến tình trạng rất nguy hiểm hiện nay. Chúng ta chỉ cần nhìn lại tính chất tệ hại của chế độ Bắc hàn, để hiểu về tính chất của mối đe dọa nguyên tử, có thể nhắm đến nước Mỹ và đồng minh của chúng ta".

Chỉ một lúc sau khi ông Trump rời khỏi diễn đàn, các đối thủ chính trị của ông đã lên tiếng đáp lại.

Dân biểu Joe Kennedy đệ tam, chỉ trích những gì ông gọi lả chế độ lưỡng đảng gay gắt và những chao đảo trong thời đại của ông Trump và nói rằng, việc nầy khiến cho những người Mỹ bị quên lãng và bị bỏ rơi.

"Những kẻ bắt nạt có thể tung ra quả đấm, chúng có thể để lại một dấu vết, thế nhưng chúng ta không bao giờ quên trong lịch sử nước Mỹ không phải một lần, Hoa kỳ đã tìm cách đối phó với sức mạnh và tinh thần của một dân tộc đoàn kết trong việc bảo vệ tương lai".

"Các chính trị gia có thể được hoan nghênh về những lời hứa hẹn được đưa ra, thế nhưng đất nước chúng ta sẽ được phán đoán bằng những lời hứa hẹn mà chúng ta tôn trọng", Joe Kennedy III.

Trong khi đó, dân biểu đảng Dân chủ là bà Elizabeth Guzman, là phụ nữ di dân Tây ban Nha, đắc cử vào Hạ Viện của Virginia nói rằng, những lời lẽ của ông Trump chỉ tăng cường thêm quyết tâm của đảng bà, muốn giành lại chính quyền.

"Tổng thống Hoa Kỳ không chia xẻ viễn kiến về đất nước cuả chúng ta".

"Trong năm đầu tiên cầm quyền, ông đã đẩy mạnh một nghị trình u tối và cực đoan khiến ảnh hưởng đến giá trị của đất nước chúng ta và gây nguy hiểm cho nền an ninh đất nước", Elizabeth Guzman.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share