Hạ Viện Mỹ ngăn chận tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Trump

US Speaker of the House Democrat Nancy Pelosi

US Speaker of the House Democrat Nancy Pelosi Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hạ Viện Hoa kỳ bỏ phiếu ngăn chận tuyên bố khẩn cấp của Tổng thống Donald Trump để ông nầy có thể sử dụng hàng tỷ đô la thêm nữa hầu xây dựng bức tường biên giới với Mexico.


Có 13 dân biểu Cộng hòa tham gia với phe Dân chủ trong việc hủy bỏ sắc lệnh hành pháp của ông Trump.

Sau khi Quốc hội từ chối yêu cầu của Tổng thống Donald Trump được phép có gần 6 tỷ đô la, trong việc xây dựng bức tường biên giới, ông nầy đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc, theo đó cho phép ông tài trợ cho kế hoạch với số tiền nói trên và điều nầy gây quan ngại cho Quốc hội Mỹ rất nhiều.

Tuy nhiên, tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc của Tổng thống, đã bị Quốc hội bác bỏ với đa số phiếu tại Hạ Viện.

Chủ tịch Hạ Viện là bà Nancy Pelosi nói rằng, trọng tâm của Hiến Pháp Hoa kỳ là việc phân quyền của chính phủ như là một biện pháp kiểm soát.

“Tổ tiên chúng ta đã khôn khéo trong việc bác bỏ ý kiến về việc thiết lập một nền quân chủ, họ không muốn sống trong một thể chế như vậy và nói rõ ràng về chuyện nầy".

"Họ đã chiến đấu trong một cuộc chiến giành độc lập để được sống trong tự do, không lệ thuộc vào cho quân chủ”, Nancy Pelosi.

Bà nói rằng hành động của ôngTrump tìm cách qua mặt Quốc hội là một đe dọa cho chính Hiến Pháp, bởi vì đó là một âm mưu nhằm giành sự kiểm soát ngân quỹ, mà lẽ ra việc đó thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Bà yêu cầu Quốc hội hãy xét xem, nên trung thành với Tổng thống Trump, hoặc tuân thủ bản Hiến Pháp.

“Chúng ta sẽ không trao quyền cho bất cứ vị Tổng thống nào, dù thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa, một chi phiếu trắng để xé nát Hiến Pháp của nước Mỹ".

"Chúng ta sẽ có tội trong bổn phận là các thành viên của Quốc hội, nếu chúng ta không đảo ngược những gì mà Tổng thống đang đề nghị".

"Ông ta yêu cầu mỗi người chúng ta, hãy quay lưng lại với lời thề khi nhận nhiệm vụ trước Hiến Pháp của Hoa kỳ".

"Tôi không tin rằng, đảng Cộng hòa không muốn làm điều đó và cũng không nghĩ vấn đề còn dai dẳng, khi họ đã từng tranh đấu về điều nầy trong lịch sử”, Nancy Pelosi.

Cuộc bỏ phiếu chống lại tuyên bố của ông Trump, đã dẫn đến tình trạng phiếu thuận dễ dàng chiếm đa số.

“Trong cuộc bỏ phiếu, phiếu thuận là 245, phiếu chống là 182. Nghị quyết hỗn hợp được thông qua, mà không có sự phản kháng nào. Hành động để xét lại, hiện sẵn sàng trên bàn thảo luận”.

Có 13 dân biểu Cộng hòa tham gia cùng với phe Dân chủ trong việc bỏ phiếu chống lại ước muốn của ông Trump, trong số đó có dân biểu Cộng hòa tại Alaska, bà Lisa Murkowski.

Bà cho biết, đây không phải là chuyện bà có ủng hộ Tổng thống Trump hay không.

"Đây không phải là chuyện liệu quí vị có ủng hộ để bảo đảm rằng biên giới của chúng ta vững mạnh và an toàn, một điều mà tôi chắc chắn đồng ý, mà đây là việc chắc chắn rằng chúng ta tôn trọng đường lối về thẩm quyền được qui định trong Hiến Pháp".

"Tôi sẽ bỏ phiếu thận trong nghị quyết chống lại tuyên bố khẩn cấp”, Lisa Murkowski.
"Tôi lập lại rằng, chúng tôi đang có chiến tranh tại biên giới phía nam với băng đảng ma túy từ Mexico”, Pete Olsen.
Còn Dân biểu thuộc đảng Dân chủ tại tiểu bang West Virginia là ông Joe Manchin cho biết, ông cảm thiết yếu khó khăn để giải thích cho cử tri tại đơn vị của ông hiểu được, thế nào là tình trạng thực sự khẩn cấp toàn quốc.

“Tôi cố gắng làm việc với Tổng thống bất cứ lãnh vực nào có thể được. Tôi nghĩ điều nầy tốt đẹp cho tiểu bang của tôi và cho cả nước".

"Tôi rất cẩn thận về chuyện nầy và tôi có thể về lại tiểu bang mình để giải thích điều đó, việc nầy giải thích vì sao tôi bỏ phiếu thuận".

"Một điều tôi không thể giải thích là, đây rõ ràng là một trường hợp khẩn cấp toàn quốc và rõ ràng chúng ta phải làm theo đường lối nầy, tôi không thấy được chuyện đó".

"Tôi nghiên cứu bản Hiến Pháp rất cẩn thận, là quyền hành về ngân khố nằm trong tay Quốc hội”, Joe Manchin.

Nghị quyết nay sẽ được chuyển đến Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát để bỏ phiếu, thế nhưng dường như chỉ cần một ít Thượng nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu thuận để thông qua, và được xem là một sự chống đối mạnh mẽ đối với Tổng thống.

Ông Trump đã quyết tâm phủ quyết quyết định của Quốc hội, nếu cuối cùng nghị quyết nầy đến bàn giấy của ông, sau khi lập lại lời kêu gọi Quốc hội hãy tài trợ cho kế hoạch xây tường của ông.

Hồi tháng chạp năm rồi, ông đã đóng cửa chính phủ trong 35 ngày, khi phe Dân chủ từ chối yêu cầu của ông.

Các ủng hộ viên trong việc xây tường nhấn mạnh rằng, bức tường là quan trọng để giữ cho biên giới của Mỹ được an toàn.

Ông Pete Olsen, đại diện của đảng Cộng hòa tại Texas nói rằng, mọi người không sốnggần biên giới phía nam nên không có ý kiến gì về áp lực mà người dân địa phương phải đối diện.

“Vâng biên giới Mexico dài 2400 dặm. Tiểu bang nhà của tôi là Texas, chiếm phân nửa biên giới đó tức 1200 dặm".

"Người dân Texas biết nhiều chuyện khác hơn, mà tại phòng họp Quốc hội nầy không biết đến. Chúng tôi đang có cuộc chiến với các tổ chức buôn lậu ma túy".

"Tôi lập lại rằng, chúng tôi đang có chiến tranh tại biên giới phía nam với băng đảng ma túy từ Mexico”, Pete Olsen.

Được biết bức tường biên giới là trụ cột chính yếu trong chiến dịch tranh cử của ôngTrump.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share