Việc ‘Nhìn nhận người Thổ Dân’ mang ý nghĩa gì?

An umbrella in the colours of the Aboriginal flag outside Parliament House in Canberra

An umbrella in the colours of the Aboriginal flag seen outside Parliament House in Canberra Source: AAP Image/Lukas Coch

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Có tiếng nói, được nhìn nhận, có chủ quyền và ký kết hiệp ước, đã trở thành một phần các lời lẽ thông thường để thảo luận về sự phát triển của mối quan hệ của nước Úc với người Thổ Dân bản địa.


Mỗi năm vào ngày 26 tháng 1, nước Úc đánh dấu ngày bắt đầu chế độ thuộc địa của người Anh vào năm 1788.

Qua thời gian, ngày nầy được đặt nhiều tên như ‘Ngày Kỷ niệm’, ‘Ngày Đổ Bộ Đầu tiên’ hay ‘Ngày Lập Quốc’ và đến năm 1994 đã được cải tên thành ‘Ngày Australia’.

Thế nhưng đó lại là một tên gây nhiều tranh luận, những người Thổ Dân và dân bán đảo Torres kể từ năm 1938 xem ngày 26 tháng 1 là ‘Ngày Đau Buồn’ và gần đây nhiều người cho đó là ‘Ngày Xâm Lược’ hay ‘Ngày Sống sót’.

Một số cộng đồng đa văn hóa, chỉ gọi một cách đơn giản là ‘Ngày 26 tháng 1’.

Thế nhưng đằng sau những tên gọi khác nhau là ý niệm về Chủ quyền, liên quan đến hệ thống pháp lý có dính líu đến người Thổ Dân Úc về đất đai của họ và về con người đã tồn tại trước khi người Âu Châu đến đây và mảnh đất nầy của họ không hề bị sát nhập chi cả.

Tuy nhiên trong số các nhóm người Thổ Dân, có những quan điểm khác biệt về việc làm thế nào để nhìn nhận Chủ quyền của người Thổ Dân.

Đó là khởi điểm của cuộc tranh luận công khai tại Úc, về việc ‘Nhìn Nhận’, Hiệp ước’, ‘Tiếng Nói’ và ‘Sự Thực’.

Việc thay đổi trong Hiến Pháp để nhìn nhận người Thổ Dân và dân bán đảo Torres, không phải là một vấn đề đơn giản.

Tiến trình cho đến năm 2020 đã bị xáo trộn, do các đề nghị trong hàng thập niên qua của các Ủy ban Chuyên gia, cuộc điều tra của Thượng Viện, Ủy ban Hiến Pháp và các Hội đồng về Trưng cầu dân ý.

Hiện tại đề nghị được nêu lên trong các cuộc thảo luận nầy, từ Hội Hồng Thập Tự Úc và vùng Anangu, từ năm 2017.

Tuyên ngôn Uluru là một kiểu mẫu, được biết đến nhiều nhất hiện nay.

Ông Dean Parkin, Giám đốc tổ chức có tên là ‘Từ Trái Tim’, một chiến dịch nâng cao nhận thức công chúng về việc tạo nên sự hỗ trợ nhiều hơn cho bản tuyên ngôn nói chung, đặc biệt cho một Ủy ban Cố vấn Thổ Dân được minh định trong Hiến Pháp.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là 100% ủng hộ Tuyên bố Uluru".

"Tiếng nói, Hiệp ước, Sự thật là rất nhiều vấn đề trong chương trình nghị sự của chúng tôi".

"Như tôi đã nói trong đó, ý tưởng về tiếng nói trước Quốc Hội đại diện cho các dân tộc Thổ dân và người dân trên eo biển Torres, để nói với Quốc Hội nói về nền dân chủ Úc và có sự bảo vệ của Hiến Pháp, để nó không thể bị giải tán như những thực thể khác trong quá khứ", Dean Parkin.

Mục tiêu của việc nhìn nhận người Thổ Dân Úc trong Hiến Pháp, là cho họ có tiếng nói để có thể ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến cộng đồng người Thổ Dân.

Thế nhưng một số người nghĩ rằng, ‘Tiếng nói’ có thể được thực hiện bằng cách tạo nên một cơ quan đại diện, trở thành ‘Tiếng nói đến Chính Phủ’, thay vì là ‘Tiếng nói đến Quốc Hội’, như Tổng Trưởng Thổ Dân Sự Vụ và là một người thuộc bộ tộc Noongar, ông Ken Wyatt cho biết./

“Thực tế là quí vị có thể có tiếng nói trong Quốc Hội, thế nhưng tiếng nói đến chính phủ còn tùy thuộc đảng nào nắm quyền vào lúc đó".

"Họ là những người có thể nắm ngân sách, định ra chính sách, đề ra luật lệ, vì vậy quí vị sẽ bị ảnh hưởng vì đó là chính phủ. Hoạt động của chính phủ lúc đó ảnh hưởng đến Quốc Hội”, Ken Wyatt.

Còn đối với bà Dani Larkin, một phụ nữ đến từ bộ tộc Bundjalung và Kungarakan, thì các đề nghị của ông Tổng Trưởng Wyatt về việc thành lập một tổ chức bằng luật lệ, thế nhưng việc nầy không được minh thị qui định trong Hiến Pháp, nên có thể dẫn đến một kết quả ‘không may’ hay ‘đáng thất vọng’.

"Tôi nhìn vào những gì ông ta đang cổ động và ý niệm về quốc tịch, cũng như những gì ông ta nói về người Úc Thổ Dân ngày nay là một ý niệm hiện đại và thực tế".

"Tôi thấy đó là tiếng nói đến Quốc Hội hiện là con đường tốt nhất và là một kiểu mẫu tốt đẹp cho chúng ta để tiến hành".

'Vì vậy tôi chỉ muốn được rõ ràng hơn, liên quan đến chi tiết diễn ra vào lúc nầy, cho việc đề ra kiểu mẫu trong tương lai”, Dani Larkin.
'Vì vậy tôi nghĩ chúng ta cần có thời gian, mọi người cùng đến bàn hội nghị, chứ không phải là tiến trình chỉ có một số người được mời đến dự mà thôi. Việc đó loại bỏ rất nhiều người Thổ Dân cội rễ, ra khỏi hội nghị”, Lidia Thorpe.
Còn ý niệm ‘Hiệp ước’ đang được thảo luận là một thỏa ước chính thức giữa Chính phủ và Người Thổ Dân, vốn nhìn nhận sự hiện hữu của người Thổ Dân và dân bán đảo Torres, trước khi người Anh đến đây.

Tuy nhiên đối với nhiều người, ‘Hiệp Ước’ dù đặt căn bản trên quốc gia, vùng miền hay tiểu bang, nên là mục tiêu đầu tiên trước cả ‘Tiếng Nói Đến Quốc Hội’.

Nó sẽ bao hàm ý nghĩa nhìn nhận Chủ quyền và việc bắt đầu hòa giải và sự thực, như Tân Tây Lan, Hoa Kỳ và Canada đã làm với người Thổ Dân tại các nước đó.

Trong khi đó, một nhóm Thổ Dân lại bỏ cuộc họp thượng đỉnh Uluru hồi năm 2017, trong đó có bà Lidia Thorpe thuộc phái đoàn của Victoria và đại diện cho bộ tộc Gunnai và Gunditjmara.

Bà là tân thượng nghị sĩ đảng Xanh tại Victoria và quyết tâm vận động cho một ‘Hiệp Ước’, mà theo bà đó là con đường tốt nhất cho việc nhìn nhận người Thổ Dân Úc.

“Chúng tôi hiện đương đầu với quá nhiều bất công và đàn áp trong hơn 240 năm qua".

"Chúng tôi chưa đạt đến bất kỳ sự thỏa thuận nào về chuyện dàn xếp và tôi tin rằng, cơ chế để dẫn đến chuyện đó là phải qua một hiệp ước".

'Nó phải là do dân và phục vụ cho người Thổ Dân Úc”, Lidia Thorpe.

Trong khi một Hiệp ước không đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý, bà Thorpe tin rằng vẫn cần có việc thông qua cuả người dân và một tiến trình tham vấn rộng rãi với các nhóm, để có thể xem xét kỹ càng hiệp ước.

‘Đó là quyền tự quyết về những gì họ mong muốn, những gì họ cần đến".

"Chẳng hạn như các thí dụ trên khắp thế giới, đặc biệt tại Tân Tây Lan nơi có những bộ tộc không tham gia vào hiệp ước Waitangi".

'Vì vậy tôi nghĩ chúng ta cần có thời gian, mọi người cùng đến bàn hội nghị, chứ không phải là tiến trình chỉ có một số người được mời đến dự mà thôi".

'Việc đó loại bỏ rất nhiều người Thổ Dân cội rễ, ra khỏi hội nghị”, Lidia Thorpe.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share