WHO cảnh cáo việc lây nhiễm coronavirus vẫn còn rất cao tại Âu Châu

Paramedics transfer a patient to the ER ward of a hospital in Barcelona, Spain

Paramedics transfer a patient to the ER ward of a hospital in Barcelona, Spain Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cảnh cáo rằng mức lây nhiễm COVID-19 tại Âu Châu vẫn còn rất cao và tạo nhiều căng thẳng lên ngành y tế. Trong khi đó, loại biến thể virus Nam Phi đã bị phát hiện ở hai người tại tiểu bang Nam Carolina ở Hoa Kỳ.


Hoa Kỳ hiện nằm trong số ít nhất 20 quốc gia, đã phát hiện ra biến thể Nam Phi lây lan nhanh của coronavirus.

Hai trường hợp đột biến mới đã xuất hiện ở Nam Carolina, trong đó không có bệnh nhân nào có tiền sử du lịch.

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng, một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng, vắc-xin kém hiệu quả hơn đối với biến thể.

Trong khi đó ở Châu Âu, một bệnh viện ở Barcelona cho biết, họ sẽ làm chậm chương trình tiêm chủng, do chậm trễ trong việc cung cấp vắc xin COVID-19.

Trong khi một số nhân viên y tế ở bệnh viện Sant Pau, nhận được liều thứ hai của vắc-xin Pfizer-BioNTech, thì ước tính có khoảng 10 ngàn người được tiêm liều đầu tiên, sẽ phải đợi lần tiêm thứ hai theo yêu cầu.

Trong khi bệnh viện chờ thêm vắc-xin, nhiều nhân viên của bệnh viện tiếp tục đối phó với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, bị nhiễm COVID và không bị COVID, dẫn đến tình trạng thiếu nhân viên, đồng thời khiến các y tá đã nghỉ hưu, như bà Maria Paulet, quay trở lại bệnh viện tình nguyện để giúp bệnh nhân tiêm chủng.

“Vắc xin không thể chủng ngừa được vì thiếu nhân viên, vì vậy một số người chúng tôi nói chuyện với văn phòng Nhân Lực của bệnh viện".

'Họ bắt đầu kế hoạch nầy từ ngày 7 tháng 1 và chúng tôi bắt đầu được tái huấn luyện, các toán và thời khóa biểu cũng được thiết lập".

'Kể từ đó chúng tôi có thể chủng ngừa tại bệnh viện nầy, ngay cả khi chúng tôi là những nhân viên về hưu rồi”, Maria Paulet.

Tại Đức, Ủy ban Vắc xin cho biết, họ sẽ không khuyến nghị sử dụng vắc xin coronavirus của AstraZeneca cho những người từ 65 tuổi trở lên và ủy ban cũng trích dẫn "không đủ dữ liệu", về hiệu quả của nó đối với nhóm tuổi đó.

Trong khi Đức chiến đấu với làn sóng thứ hai của virus, cảm xúc xen kẽ giữa kiệt sức và tự hào, đối với một số nhân viên bệnh viện tại bệnh viện Havelhoehe của Berlin.

Bà Miriam Bloessner là một y tá và mặc dù bà ấy đã kiệt sức sau một năm điều trị bệnh nhân COVID, bà cho biết tầm quan trọng của công việc giúp bà tiếp tục.

“Tôi cảm thấy quá mõi mệt, cùng lúc cũng giống như quí vị quen với việc gì đó, mức độ căng thẳng do con số các bệnh nhân mà chúng tôi phải chăm sóc, cũng như sự kiện là chúng tôi cần được tự cách ly cho chính mình trong mọi lúc".

"Tôi quen với chuyện nầy, thế nhưng mỗi ngày trôi qua là các công việc khó nhọc, tôi lo lắng khi chúng tôi thiếu hụt nhân viên".

"Mỗi ngày tôi đều lo sợ, liệu chúng tôi có đủ người không, để chúng tôi có thể chăm sóc cho các bệnh nhân mà trong dài hạn, đó là câu chuyện dài hết sức mệt mõi”, Miriam Bloessner.
'Vì vậy nếu có nhu cầu thêm nữa, chúng tôi nghĩ có thể sẵn sàng để nới rộng thêm nữa”, Helen Yang.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng cảnh báo rằng, tỷ lệ lây truyền COVID-19 ở châu Âu vẫn rất cao và điều đó gây ra căng thẳng nghiêm trọng cho các dịch vụ y tế.

35 quốc gia ở Châu Âu đã khởi động chương trình tiêm chủng, với 25 triệu liều được tiêm cho đến nay.

Giám đốc khu vực châu Âu của W-H-O, Tiến sĩ Hans Kluge cảnh báo chủ nghĩa dân tộc về vắc xin, đang trở thành một vấn đề.

“Quí vị có thể tưởng tượng, đường giây điện thoại hết sức bận rộn do các nhà lãnh đạo và các vị Thủ Tướng, mà trên hết là chúng tôi sát cánh với họ".

"Chúng tôi thấu hiểu tình thế nầy, việc đoàn kết là một điều kiện then chốt thế nhưng chúng ta cũng phải thực tế nữa".

'Chúng ta có thể tiên liệu sẽ có những căng thẳng, giữa một bên là nguyên tắc của việc đoàn kết quốc tế, còn bên kia là trách nhiệm quốc gia của các nhà lãnh đạo tại một quốc gia đặc biệt nào đó, trong việc chăm sóc cho dân chúng".

"Có một thực tế là sự thiếu hụt vắc xin”, Hans Kluge.

Tại Nga, 240 ngàn liều vắc-xin coronavirus Sputnik V của họ, đã được gửi đến sử dụng hầu hết ở Argentina; phần còn lại bị ràng buộc đối với Bolivia, khiến Bolivia trở thành quốc gia Mỹ La tinh thứ hai sau Argentina, sử dụng vắc-xin Nga.

Ở Bắc Âu, Đan Mạch sẽ gia hạn các hạn chế coronavirus hiện tại của mình thêm 3 tuần, nhằm chống lại sự lây lan của một biến thể coronavirus dễ lây lan hơn, được ghi nhận lần đầu tiên ở Anh.

Còn công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech, đã tăng cường sản xuất vắc xin COVID-19, để bảo đảm nguồn cung toàn cầu.

Giám đốc Cao cấp của Chiến lược Toàn cầu cho Sinovac là bà Helen Yang nói rằng, điều này đặc biệt dành cho những người đến từ các nước kém phát triển hơn và họ đã tăng cường năng lực sản xuất của mình, ngay cả trước khi hoàn thành nghiên cứu.

“Chúng tôi bắt đầu gia tăng khả năng khi bắt đầu chỉ với 300 triệu liều, mà chúng tôi nghĩ có thể cung cấp số lượng nầy cho Trung Quốc, để bảo vệ Vũ Hán".

'Thế nhưng sau đó khi đại dịch trở nên toàn cầu ngay cả trước khi hoàn tất việc nghiên cứu, chúng tôi đã phải đầu tư để gia tăng gấp đôi khả năng, đến 600 triệu liều mỗi năm và chúng tôi sẵn sàng cho quí 1 của năm nay".

"Sau đó chúng tôi cố gắng gia tăng đến một tỷ liều, vào giữa năm nay".

'Vì vậy nếu có nhu cầu thêm nữa, chúng tôi nghĩ có thể sẵn sàng để nới rộng thêm nữa”, Helen Yang.

Được biết, vắc xin Sinovac đã được chấp thuận trong việc sử dụng khẩn cấp tại một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Indonesia, Brazil và Chí Lợi.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share