An cư lạc nghiệp (7) Tìm kiếm công ty xây dựng tốt để xây nhà

 A house was built by Bluegem Homes

A house was built by Bluegem Homes Source: Bluegem Homes

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một công ty xây dựng thiếu kinh nghiệm có thể gửi báo giá thấp để thắng thầu rồi tìm cách "moi tiền" của chủ nhà trong quá trình xây dựng hoặc ôm tiền bỏ trốn. Suy nghĩ kỹ những điều sau trước khi ký hợp đồng xây dựng.


Anh Kevin Nguyễn, giám đốc của công ty Bluegem Homes chia sẻ những rủi ro có thể gặp phải khi thuê một công ty xây dựng (builder) thiếu chuyên nghiệp, các bước xin chấp thuận xây dựng của hội đồng thành phố và những điều người xây nhà cần cẩn trọng trước khi đặt bút ký hợp đồng.

1/ Sau khi có được bản thiết kế như ý của chủ nhà, công ty xây dựng sẽ tiến hành xin chấp thuận của hội đồng thành phố như thế nào?

Chuẩn bị kế hoạch và các hồ sơ liên quan để nộp cho hội đồng thành phố (DA) hoặc các công ty tư nhân được chính phủ liên bang ủy quyền cấp giấy phép xây dựng (CDC):

Bản vẽ

  • Full set of architectural plans (bản vẽ thiết kế căn nhà)

  • Hydraulic engineer plans (bản vẽ đường ống nước)

  • Landscape plan (bản vẽ sân vườn)

  • Structural engineer plans (bản vẽ cấu trúc dàn móng và các đà dầm, cột sắc nếu có)

Giấy tờ liên quan

  • Basix (tiêu chuẩn thiết kế về hiệu quả sử dụng điện, nước, ánh sáng, cách nhiệt)

  • Specifications (tiêu chuẩn về kỹ thuật xây dựng,kết cấu tường, mái)

  • Application form (đơn xin xây nhà theo mẫu của hội đồng thành phố)

  • Payment for DA (council) or CDC (private certifier) Tiền phí hồ sơ cho hội đồng thành phố hoặc các công ty tư nhân được chính phủ liên bang ủy quyền cấp giấy phép xây dựng.

Việc nộp hồ sơ cho các công ty tư nhân (CDC) yêu cầu nhiều giấy tờ hơn.

Nếu nộp hồ sơ cho hội đồng thành phố DA, cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

  • DA payment

  • Basix

  • Landscape plan

  • Hydraulic concept plan

  • Environmental effect report

Nếu nộp hồ sơ cho các công ty tư nhân được chính phủ liên bang ủy quyền cấp giấy phép xây dựng CDC, cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

  • CDC payment

  • Basix

  • Landscape plan

  • Hydraulic engineer plan

  • Structural engineer plan

  • Environmental effect report

  • Kerb & gutter bond and inspection report

  • Long Service Levy payment (LSL)

  • Home Owner Warranty Insurance

  • Bushfire report (if required)

  • Acoustic report (if required)

  • Sewer peg-out report (if required)

  • Waste management plan

  • Survey report

  • Sewer diagram

  • Title search

  • Section 149

KTS trình bày khái niệm chính và bản phát thảo dự trù kích thước, bố cục chung, của căn nhà và làm thế nào nó phù hợp với công trình xây dựng
Nếu có bất kỳ từ ngữ, quyền hạn hoặc điều kiện trong hợp đồng mà quý vị cảm thấy không hiểu rõ, hãy hỏi công ty xây dựng. Source: Getty Images
2/Trước khi đặt bút ký hợp đồng xây nhà với công ty xây dựng, khách hàng cần lưu ý điều gì?

2.1 Đọc và hiểu hợp đồng một cách rõ ràng. Nếu có bất kỳ từ ngữ, quyền hạn hoặc điều kiện trong hợp đồng mà quý vị cảm thấy không hiểu rõ, hãy hỏi công ty xây dựng.

2.2 Tìm hiểu kỹ về các công ty xây dựng và bảo đảm:

• Họ có đầy đủ giấy phép xây dung không?

• Công ty có đăng ký ABN, ACN và GST, HIA, MBA hay không?

• Hỏi thêm đánh giá và nhận xét từ bạn bè hoặc khách hàng trước đây đã xây dựng ngôi nhà của họ với công ty xây dựng này. Có vấn đề liên quan đến việc chậm trễ thi công, tranh chấp, chi phí phụ trội bị giấu giếm, có lỗi về chất lượng xây dựng hay không?

• Kiểm tra với công ty xây dựng để chắc chắn rằng không có thêm chi phí phát sinh nào không được đề cập đến trong hợp đồng. Ví dụ: di chuyển đất, cây cối, rác; chi phí phá dỡ căn nhà cũ hiện tại, hồ bơi, vườn cây, lối đi bộ, đường lái xe, tường chắn và hàng rào. Báo giá có bao gồm chi phí cho các bản báo cáo nghiên cứu về khu vực xảy ra lũ lụt (flood study report), chi phí nâng sàn nếu đất của quý vị đang ở trong vùng có nguy cơ lũ lụt chưa.

3/ Nên đặt ra câu hỏi gì với công ty xây dựng trước khi ký hợp đồng?

Phụ thuộc hợp đồng hoặc bản báo giá có trình bày rõ ràng hay không, quý vị nên hỏi thêm các câu hỏi sau đây:

• Các chi phí phát sinh, phụ trội không được nhắc tới (hidden cost)?

• Đây có phải là bản hợp đồng đã được bảo đảm không thay đổi giá?

• Các lo ngại của quý vị hoặc câu hỏi liên quan đến các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.
Các chi phí phụ trội bị công ty xây dựng giấu giếm ban đầu có thể khiến khách hang ngỡ ngàng.
Các chi phí phụ trội bị công ty xây dựng giấu giếm ban đầu có thể khiến khách hàng ngỡ ngàng. Source: Getty Images

4/ Những rủi ro người mua có thể gặp phải trong quá trình xây dựng?

Rủi ro mà các chủ nhà có thể gặp:

• Các chi phí phụ trội bị công ty xây dựng giấu giếm ban đầu.

• Công ty  xây dựng thiếu kinh nghiệm (chỉ đi thuê giấy phép của người khác,  làm trung gian/đại lý cho một công ty khác).

• Hợp đồng bị báo giá thấp hơn giá trị thực, công ty xây dựng ôm tiền bỏ trốn, vượt quá ngân sách chủ nhà, khách hàng có thể không đủ khả năng tài chính để hoàn thành việc xây dựng.

• Chất lượng kém, bị lỗi trong thiết kế (đối với nhà thiết kế do kiến trúc sư thiếu kinh nghiệm thực hiện/các thiết kế riêng theo yêu cầu của khách hàng)

• Không đủ chi tiết và thông số kỹ thuật gây khó khăn cho kỹ sư xây dựng trong việc ước tính chính xác chi phí cho dự án.

• Các lỗi trong thiết kế có thể khiến chủ nhà phải chi thêm tiền để khắc phục vấn đề. Chi phí không thể đo lường được, đồng thời mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành dự án, bởi phải tìm cách khắc phục lỗi.

• Thiết kế gây tốn kém trong quá trình xây dựng.

5/ Cần phải thêm điều gì vào hợp đồng để bảo vệ quyền lợi khách hàng?

Khách hàng nên tìm kiếm các công ty xây dựng cung cấp các điều khoản và điều kiện sau đây trong họp đồng:

• Hợp đồng có mức giá cố định và bảo đảm sẽ không có thêm chi phí phụ trội sau khi ký hợp đồng.

• Hợp đồng có thời hạn để chắc chắn việc thi công không kéo dài hay trì trệ, nếu việc xây dựng quá thời gian quy định thì công ty xây dựng phải chi trả tiền lãi suất ngân hàng của khách hàng trả tiền thuê nhà cho khách hàng trong thời gian chờ đợi.

• Structural warranty service (Bảo hành cấu trúc căn nhà)

• After construction maintenance warranty (Bảo trì công trình sau khi xây dựng xong)

• Home owners warranty insurance and construction insurance (Bảo hiểm cho chủ nhà và công trình xây dựng).

Mời nghe them tư vấn chi tiết của anh Kevin Nguyễn trong phần audio. Mọi câu hỏi và ý kiến đóng góp, xin mời quý vị gửi về email . Chương trình "An cư lạc nghiệp" phát thanh hàng tuần vào mỗi tối Chủ nhật lúc 7.30pm trên SBS Radio.

Share