Trung Quốc đứng sau cuộc tấn công mạng vào quốc hội và các đảng chính trị Úc

Một số nguồn tin tiết lộ với Reuters rằng tình báo Úc xác định Trung Quốc là kẻ đứng sau cuộc tấn công mạng vào quốc hội liên bang hồi đầu năm nay.

China reportedly behind cyber-attack on Australian parliament and political parties

Source: Pixabay Darwin Laganzon

Cơ quan tình báo Úc xác định Trung Quốc chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công mạng vào quốc hội liên bang và ba đảng chính trị lớn nhất trước cuộc bầu cử tháng Năm vừa qua, năm người biết rất rõ về vấn đề này nói với Reuters.

Cơ quan tình báo mạng của Úc (Australian Signals Directorate – ASD) đã kết luận vào tháng 3 rằng Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc chịu trách nhiệm về vụ tấn công, năm người có liên quan trực tiếp trong kết quả điều tra nói với Reuters.

Năm nguồn tin này từ chối xác định danh tính do tính nghiêm trọng và nhạy cảm của vấn đề và Reuters chưa được xem tận mắt bản kết quả điều tra.

Giám đốc Trung tâm Chính sách Mạng Quốc tế tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, ông Fergus Hanson, nói với SBS News rằng một cuộc tấn công như vậy là đi thẳng vào “trung tâm của nền dân chủ” ở Úc.
Thật đáng quan ngại là điều này đã xảy ra ngay trước cuộc bầu cử liên bang, đặc biệt là trong thời đại mà mối quan ngại gia tăng về sự ảnh hưởng từ ngoại quốc.
“Nó đi thẳng vào trung tâm của nền dân chủ –  can thiệp và tấn công quốc hội Úc."

“Thậm chí tôi còn nghĩ đến một bước xa hơn nữa là sẽ đến với các đảng chính trị của chúng ta.”

Phúc trình, bao gồm phần nhận xét từ Bộ Ngoại giao, khuyến nghị giữ bí mật các phát hiện để tránh làm gián đoạn quan hệ thương mại với Bắc Kinh, hai trong năm nguồn tin này cho biết.

Chính phủ Úc không tiết lộ gì chuyện, họ nghĩ rằng quốc gia nào, hay ai đã đứng sau vụ tấn công, cũng không hề nhắc đến bất kỳ chi tiết nào của phúc trình.
Nhưng ông Hanson nói rằng các rò rỉ cho truyền thông cho thấy chính phủ có thể đã muốn chi tiết các cuộc tấn công được tiết lộ.

“Tôi không thể nói nếu đó là Trung Quốc hay không,” ông nói.
[Nhưng] Tôi không nghĩ rằng chuyện cùng lúc nhận được năm nguồn xác nhận về một cuộc tấn công mạng trừ khi chính phủ muốn bạn biết về diễn viên đứng sau vụ tấn công.
Ông nói rằng các cuộc tấn công mạng vẫn là mối đe dọa đang diễn ra mà các cơ quan an ninh Úc đang phải đấu tranh chống lại.

“Có thể nói rằng những cuộc tấn công kiểu này đang diễn ra mọi lúc và cố gắng tấn công mọi lúc,” ông nói.

“Mặc dù chuyện này xảy ra với nhiều người... chúng ta vẫn chưa thực hiện một số bước phòng ngừa khá căn bản để gây khó khăn hơn cho những kẻ tấn công.”

Trả lời câu hỏi của Reuters, văn phòng của Thủ tướng Scott Morrison đã từ chối bình luận về vụ tấn công, kết quả mà cuộc điều tra phát hiện, hoặc liệu Úc có đưa vụ tấn công này ra nói chuyện riêng với Trung Quốc hay không.  

Cơ quan tình báo mạng của Úc – ASD cũng từ chối bình luận chuyện này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận có liên quan đến bất kỳ cuộc tấn công tin tặc nào, nói rằng internet chứa đầy những giả thuyết và khó theo dõi.
Khi điều tra và xác định bản chất của các sự kiện trực tuyến, phải có bằng chứng đầy đủ về sự thật, nếu không, nó chỉ tạo ra tin đồn và bôi nhọ người khác, dán nhãn vào người một cách bừa bãi. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng Trung Quốc cũng là nạn nhân của các cuộc tấn công internet.
Bộ Ngoại giao Trung quốc cho biết trong một thông cáo gửi Reuters.

“Trung Quốc hy vọng rằng Úc có thể gặp Trung Quốc ở giữa con đường, làm việc nhiều hơn để có lợi cho sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau giữa hai nước.”

Thương mại hay an ninh?

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, thống trị việc mua quặng sắt, than và nông sản của Úc, mua hơn một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của Úc, và gửi hơn một triệu khách du lịch và sinh viên đến Úc mỗi năm.

Chính phủ Úc cảm thấy có “triển vọng rất thực sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế” nếu họ công khai cáo buộc Trung Quốc về vụ tấn công, một trong những nguồn tin cho biết.

Hồi tháng Hai, Úc tiết lộ tin tặc đã tấn công mạng lưới của quốc hội liên bang.

Vào thời điểm đó, Thủ tướng Morrison mô tả đó là cuộc tấn công là “tinh vi” và có thể do một chính phủ ngoại quốc thực hiện. Ông không nêu tên bất kỳ chính phủ nào bị nghi ngờ hay có liên quan.

Khi phát hiện vụ tấn công, Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện đã yêu cầu các nhà lập pháp Úc và nhân viên của họ khẩn trương thay đổi mật khẩu, theo một thông cáo của quốc hội vào thời điểm đó.
Cuộc điều tra ASD nhanh chóng xác định rằng các tin tặc cũng đã truy cập vào mạng lưới của Liên đảng cầm quyền, cả đảng Tự do và đảng Quốc gia, và mạng lưới của đảng Lao động đối lập, hai trong số các nguồn tin cho biết.

Đảng Lao động đã không phản hồi hay bình luận gì.

Cuộc tấn công vào các đảng chính trị đã cho phép thủ phạm truy cập vào các tài liệu chính sách về các chủ đề như thuế và chính sách đối ngoại, bao gồm cả thư từ riêng tư giữa các nhà lập pháp, nhân viên của họ và các công dân khác, hai nguồn tin cho biết.

Các thành viên độc lập của quốc hội và các đảng chính trị khác không bị ảnh hưởng, một trong những nguồn tin này cho biết.
Các nhà điều tra Úc phát hiện kẻ tấn công đã sử dụng mã và các kỹ thuật được biết là đã được Trung Quốc sử dụng trong quá khứ, theo hai nguồn tin.

Tình báo Úc cũng xác định rằng các đảng chính trị của quốc gia là mục tiêu của gián điệp Bắc Kinh, họ nói thêm, mà không nêu rõ bất kỳ cuộc tấn công nào khác.

Những kẻ tấn công đã sử dụng các kỹ thuật tinh vi để cố gắng che giấu quyền truy cập và danh tính của chúng, một trong những nguồn tin nói và không cung cấp chi tiết sâu hơn.

Các phát hiện của cuộc điều tra đang nói đến, cũng được chia sẻ với ít nhất hai đồng minh, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, bốn người có liên quan trực tiếp đến cuộc điều tra tiết lộ.

Vương quốc Anh đã gửi một nhóm nhỏ các chuyên gia mạng đến Canberra để giúp điều tra vụ tấn công, ba trong số các nguồn tin này cho biết.

Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đều từ chối bình luận về chuyện này.

Ràng buộc Trung Quốc

Trong những năm gần đây Úc đã tăng cường các nỗ lực để giải quyết ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Úc, các chính sách đã làm thương mại với Trung Quốc bị ảnh hưởng.

Năm 2017, Canberra đã cấm quyên góp chính trị từ ngoại quốc và yêu cầu các nhà vận động hành lang phải khai báo nếu có bất kỳ liên kết nào với chính phủ ngoại quốc. Một năm sau, ASD dẫn đầu một phúc trình đánh giá rủi ro về công nghệ 5G mới ở Úc, dẫn đến kết quả Canberra cấm công ty viễn thông Trung Quốc Huawei khỏi mạng 5G non trẻ của quốc gia.

Trong khi một số quan chức và nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã hoan nghênh những bước đi như vậy của Úc và ca ngợi các quốc gia với mối quan hệ tình báo mạnh mẽ, thì những người khác đã thất vọng vì Úc dè chừng trong việc đối đầu công khai hơn với Trung Quốc, theo hai nguồn tin ngoại giao Hoa Kỳ.

Trong chuyến công du tới Sydney hồi tháng trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đưa ra những lời chỉ trích nhẹ nhàng về cách tiếp cận của Úc sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne nói rằng Canberra sẽ đưa ra quyết định đối với Trung Quốc dựa trên “lợi ích quốc gia của chúng ta”.

Ông Pompeo cho biết các quốc gia không thể tách rời các vấn đề thương mại và kinh tế khỏi an ninh quốc gia.

“Bạn có thể bất chấp để có được thứ bạn muốn, hoặc là (chọn) bảo vệ công dân của mình,” ông nói với các phóng viên trong một lần xuất hiện chung với bà Payne ở Sydney.

Văn phòng của Thủ tướng Morrison, từ chối bình luận về việc Hoa Kỳ có bày tỏ sự thất vọng tại Úc vì đã không công khai thách thức Trung Quốc về vụ tấn công hay không. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chưa có phản hồi về yêu cầu bình luận cho sự kiện này.

Thêm thông tin và cập nhật Like   
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 16 September 2019 5:22pm
Updated 17 September 2019 4:54pm
Source: Reuters, SBS

Share this with family and friends