Các hỗ trợ về sức khoẻ tâm thần đặc biệt bằng ngôn ngữ khác nhau

A mental health resource is being launched for patients

A mental health resource is being launched for patients (AAP) Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Người dân Úc nay có thể nhận được sự hỗ trợ về sức khoẻ tâm thần với các nhân viên nói cùng ngôn ngữ, hay chia sẻ cùng nền văn hóa hay tín ngưỡng theo một sáng kiến mới. Đây là mong muốn của nhiều người đặc biệt là di dân và tỵ nạn, khi họ chưa thông thạo Anh Ngữ nhất là trong lãnh vực sức khoẻ tâm thần.


Cô Semonti là một thiếu nữ khi lần đầu tiên cô nghĩ đến việc tìm sự trợ giúp về bệnh tâm thần, từ một vị cố vấn ở trường.

Cô nầy sống ở Melbourne nay trong tuổi 20, hiện phấn đấu với áp lực và khát vọng về giáo dục và tương lai của cô.

Thế nhưng vài năm sau đó khi cô gặp một chuyên gia tâm lý, người nầy thuộc một nguồn gốc văn hóa khác biệt, thì cô cảm thấy họ chẳng hiểu gì về tình trạng của cô.

“Bà ta không hiểu những thử thách đặc biệt mà tôi phải đối diện, với tư cách là một di dân Bangladesh theo Ấn giáo đến Úc".

"Vì vậy chuyện nầy tốt hơn là có người nào đó thuộc nguồn gốc Nam Á, cũng theo Ấn Độ giáo để giúp đỡ tôi đối phó với các thử thách, hay hướng dẫn tôi qua các nền văn hóa khác biệt”, Semonti.

Một trang mạng mới đã được phát động từ cuối tuần qua chỉ nhắm vào việc đó.

Trang mạng HeartChat nối kết những người có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác biệt để liên lạc với các chuyên gia về tâm thần có cùng nguồn gốc với họ.

Những người tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ vào một danh sách các chuyên gia về sức khoẻ tâm thần, họ có thể nói cùng ngôn ngữ với bệnh nhân, hay có cùng văn hóa hoặc tín ngưỡng.

Họ cũng có thể lựa chọn để đặt trước cuộc hẹn, hầu khám bệnh từ xa.

Chuyên gia lâm sàng về thần kinh và là Ủy viên thuộc Ủy hội Đa văn hóa Victoria, bác sĩ Judy Tang cho biết, vấn đề nguồn gốc là quan trọng.

“Tôi có các khách hàng cho tôi biết như ‘Quả là khó khăn cho tôi để tìm một vài người như quí vị, có thể nói cùng ngôn ngữ như tôi hay hiểu biết nền văn hóa của tôi".

"Quả phải mất thời gian khá lâu cho tôi để làm một cái hẹn như vậy, chúng tôi biết việc tiếp cận không dễ dàng gì nhất là ở lần đầu tiên”, Judy Tang.

Tiến sĩ Tang nói rằng, có một ai đó để nói chuyện với những người không cần các chuẩn mực tôn giáo, sắc thái văn hóa, hoặc sở thích chính trị hay tình dục được giải thích với họ, có thể rất quan trọng và thậm chí là cứu mạng.

Thật không may, vị bác sĩ tâm lý thần kinh đã nghe nói về những buổi làm việc thiếu nhạy cảm, với các chuyên gia không hiểu rõ về lý lịch của bệnh nhân.

“Một số người từ nguồn gốc Thổ Dân, quí vị biết có những quan ngại về các chuyên gia tâm thần nói với họ rằng ‘Quí vị nên trở về rừng bụi và sống với người trong bộ tộc của mình’.

"Do đó không cần thiết một người Thổ Dân, phải bộc lộ nguồn gốc của mình”, Judy Tang.

Những lời phê bình thiếu nhạy cảm hay không thích hợp, là những gì mà chuyên gia tâm lý có trụ sở tại Sydney là bác sĩ Jelene Zeleskov Doric, tìm cách né tránh.

Bà Doric là người có nguồn gốc Serbia, đã ký tên tình nguyện là chuyên gia y tế tâm thần trên trang mạng HeartChat.

Bà cho biết, có thể liên hệ với khách hàng và không cần giải thích về vấn đề văn hóa hay phong tục, hoặc cảm thấy bị phán xét về sự khác biệt của họ.

“Đối với tôi, sẽ dễ dàng hơn để thông cảm vì tôi biết họ đến từ nơi nào, khi trình bày các vấn đề đó".

"Quí vị có thể hiểu biết được các nền văn hóa khác nhau, thế nhưng lại không đến từ một nền văn hóa đặc biệt, thì quí vị sẽ không bao giờ hiểu được những gì họ đã trải qua".

'Trừ phi quí vị sinh trưởng và trải qua nhiều thế hệ từ nền văn hóa đó, bằng không quí vị không thể nào hiểu được họ hoàn toàn”, Jelene Zeleskov Doric.
"Vì vậy với tổ chức HeartChat, nó sẽ giúp họ tiến được một bước gần hơn, để tìm ra một số người thích hợp”, Judy Tang.
Bác sĩ Doric có thể nói được vài ngôn ngữ, như tiếng Bulgaria, Macedonian và Slovenia.

Bà thường nhận được điện thoại từ khách hàng, vốn chỉ muốn nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ của họ mà thôi.

“Quí vị biết họ muốn nói tiếng mẹ đẻ của mình, một số người không biết tiếng Anh hay họ không thể diễn tả được, vì quả là rất khó khi nói về mình bằng một thứ ngôn ngữ khác".

"Đặc biệt từ góc độ tâm lý, như khi tôi muốn nói về tình cảm của quí vị, rồi mối quan hệ, cảm xúc, thì đôi khi khó khăn thực sự”, Jelene Zeleskov Doric.

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý thần kinh là bác sĩ Tang nói rằng, rào cản văn hóa và ngôn ngữ trong các buổi cố vấn, có thể làm cho người ta chán nản trong việc tìm kiếm sự trợ giúp.

“Đôi khi cũng khá may mắn khi các chuyên gia tâm thần có các suy đoán của riêng họ nhưng có thể sự suy đoán sai lầm, khi đề cập đến văn hóa hay niềm tin".

"Trong một số trường hợp họ đã sai lầm, khi một người không còn quan tâm và mất động lực để tiếp tục trong việc thẩm định các dịch vụ tâm thần".

"Đó là những gì chúng tôi không muốn cố vấn, do kinh nghiệm tiêu cực đối với các cộng đồng đa văn hóa của chúng ta”, Judy Tang.

Được biết những người Úc từ lâu đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, do các rào cản ngôn ngữ hay văn hóa, những điều cấm kỵ trong cộng đồng của họ liên quan đến các bệnh về thần kinh, hay chỉ vì không biết việc chữa trị cho họ bắt đầu từ đâu.

Trong thời gian đại dịch, các cú gọi điện thoại đến đơn vị hỗ trợ tâm thần đã gia tăng mạnh mẽ.

Bác sĩ Tang nói rằng, chưa bao giờ quan trọng hơn đối với những người thuộc nguồn gốc khác biệt, để tiếp cận sự hỗ trợ đúng thực và đúng lúc.

“Nó ảnh hưởng đến mọi người và đặc biệt với các cộng đồng đa văn hóa nữa".

"Việc giới hạn viếng thăm gia đình vốn là chuyện thường thấy trong các nền văn hóa, vốn là điều rất quan trọng trong cuộc sống của họ".

"Vì vậy với tổ chức HeartChat, nó sẽ giúp họ tiến được một bước gần hơn, để tìm ra một số người thích hợp”, Judy Tang.

Nếu quí vị biết có ai cần được hỗ trợ, xin liên lạc với đường giây Helpline ở số 13 11 14
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share