Mái ấm gia đình: Cha mẹ Việt Nam chưa trao đổi cởi mở với con về tiền bạc

Trách nhiệm của cha mẹ hiện nay là giúp con cái hiểu biết về tài chính, nhận thức lợi ích của việc đầu tư, tiết kiệm.

Trách nhiệm của cha mẹ hiện nay là giúp con cái hiểu biết về tài chính, nhận thức lợi ích của việc đầu tư, tiết kiệm. Source: Pixabay

Một nghiên cứu cho biết một nửa cha mẹ không biết con mình ăn cắp tiền, hoặc lấy thẻ tín dụng của cha mẹ để mua các trò chơi trực tuyến. Năng lực tài chính được coi là kỹ năng sống rất quan trọng, nhưng cha mẹ Việt thường vòng vo ‘nhà mình nghèo lắm, cha mẹ không có tiền đâu, mai mốt con lớn thì biết, con nít lo học, cần biết gì về tiền’…


Trẻ em tiêu nhiều tiền cho game trên mạng

Trong thời đại Internet phát triển, trẻ em dễ dàng bị tấn công bởi các thông tin quảng cáo có mục tiêu trên mạng xã hội, nhắm vào các khách hàng nhỏ tuổi, với những dụ dỗ hấp dẫn, thông qua chiến thuật tiếp thị tinh vi, đánh vào tâm lý.

Một nghiên cứu mới cho thấy các khó khăn ngày càng tăng mà các bậc phụ huynh phải đối mặt trong thế giới kỹ thuật số phức tạp, với ba phần tư (72%) các bậc cha mẹ lo ngại về ảnh hưởng của trò chơi trực tuyến đối với thái độ của con cái họ về tiền bạc.

Mặc dù vậy, gần một nửa (48%) cha mẹ tham gia khảo sát cho biết họ tránh thảo luận với con cái về các chủ đề tài chính và gần một nửa (49%) thừa nhận con cái họ đã tiêu tiền của họ mà họ không biết – như dùng thẻ của cha mẹ để mua trò chơi trên mạng (37%) và mua hàng trong ứng dụng điện thoại (33%).

Anh Giang Đoàn, một ông bố hai con đang sống tại NSW đồng cảm về thực tế này.

“Mình từng nghe một số bạn bè là phụ huynh tâm sự con cái của họ dùng thẻ của cha mẹ để mua trò chơi, các vật phẩm trong game hoặc ứng dụng trên mạng. Việc để con trẻ tiêu tiền không đúng mục đích mà cha mẹ không biết thì quả là đáng lo ngại.

 Mình không cài đặt chế độ thanh toán tự động trong các thiết bị điện tử. Với con cái của mình, khi con muốn cài đặt hoặc mua một ứng dụng nào đó trên điện thoại, con phải dùng tài khoản của bố và phải được sự chấp thuận trước khi sử dụng, bố là người trực tiếp nhập số tài khoản”.
Gia đình của anh Giang Đoàn đang sống tại Sydney (con trai lớn 13 tuổi và con gái nhỏ 5 tuổi)
Gia đình của anh Giang Đoàn đang sống tại Sydney (con trai lớn 14 tuổi và con gái nhỏ 5 tuổi) Source: Giang Doan
Giới trẻ không được trang bị trước thử thách

Thế hệ trẻ ngày nay phải đối mặt với những tình huống tài chính phức tạp và khác biệt mà các thế hệ trước đã trải qua khi ở cùng độ tuổi. Các yếu tố như thị trường lao động thay đổi, nhu cầu học tập suốt đời, hợp đồng làm việc ngắn hạn, tuổi thọ cao hơn, những rủi ro tiềm ẩn… đều có tác động đến sức khỏe tài chính cá nhân. Do đó, năng lực tài chính được xem là một kỹ năng sống quan trọng.

Trách nhiệm của cha mẹ hiện nay là giúp con cái mình hiểu biết về tài chính, nhận thức lợi ích của việc đầu tư, tiết kiệm.
Khi các con lớn lên, các đề tài về tiền bạc và tài chính sẽ dần phức tạp hơn. Trong nhiều trường hợp, chính các bạn nhỏ nên là người khởi xướng và đặt câu hỏi.
Anh Giang Đoàn chia sẻ, anh trao đổi với con về tiền bạc và chi tiêu từ rất sớm.

“Khi cho các con đi siêu thị, từ tuổi nhà trẻ, con đòi mua một món đồ nào, mình đều giải thích món đồ này đã có ở nhà hay chưa, có cần thiết hay không, có đắt quá với gia đình không, để các con cân nhắc.

Vì nguồn tiền của gia đình không phải vô tận, nhu cầu thì rất nhiều, nên cần phải cân nhắc để hợp lý giữa mục tiêu và các nhu cầu khác nhau”, anh Giang nói với SBS.

Khi các con lớn lên, các đề tài về tiền bạc và tài chính sẽ dần phức tạp hơn. Trong nhiều trường hợp, chính các bạn nhỏ nên là người khởi xướng và đặt câu hỏi.
Việc cha mẹ trao đổi cho con cách sử dụng đồng tiền đúng mục đích rất cần thiết.
Việc cha mẹ trao đổi cho con cách sử dụng đồng tiền đúng mục đích rất cần thiết. Source: Pixabay

Cha mẹ cần tự học hỏi, lắng nghe nhu cầu của con và thẳng thắn

Anh Giang Đoàn cho biết anh luôn coi con trai lớn 14 tuổi là một người bạn ngang hàng và trao đổi thẳng thắn, cởi mở về các chủ đề mà con quan tâm.

“Con mình biết và tìm hiểu về tiền kỹ thuật số, tiền ảo. Mình trao đổi cùng con, đặt thêm câu hỏi để con suy nghĩ. Từ đó mở rộng thêm các vấn đề về kinh tế, giá cả thị trường, chuỗi cung ứng.

Con trai mình rất quan tâm đến chính trị, như trong cuộc bầu cử vừa rồi, chính sách kinh tế của hai đảng, lạm phát. Mình giúp con đặt ra các câu hỏi phản biện, đa chiều để bạn có thể hiểu sâu hơn”.

Tiền bạc là một phần quan trọng trong cuộc sống. Việc cha mẹ trao đổi cho con cách sử dụng đồng tiền đúng mục đích rất cần thiết. Như việc giáo dục mọi kỹ năng khác, các cuộc trò chuyện về tiền bạc nên bắt đầu từ sớm và thường xuyên, thì kỹ năng đó mới trở nên gần gũi, quen thuộc.

"Tuy nhiên cha mẹ Việt thường không coi con cái ngang hàng để trò chuyện, dẫn đến việc lảng tránh các chủ đề này. Khi các con càng lớn và đặt nhiều câu hỏi, thì lúc đó cha mẹ cần phải thẳng thắn về nhiều vấn đề, trong đó có cả tiền bạc”, anh Giang chia sẻ với SBS.
Thế hệ trẻ ngày nay phải đối mặt với những tình huống tài chính phức tạp và khác biệt mà các thế hệ trước đã trải qua khi ở cùng độ tuổi.
Thế hệ trẻ ngày nay phải đối mặt với những tình huống tài chính phức tạp và khác biệt mà các thế hệ trước đã trải qua khi ở cùng độ tuổi. Source: Pixabay
Anh Giang tự nhận mình vẫn chưa thường xuyên trò chuyện với con về vấn đề đầu tư, mà chỉ dừng lại ở việc chi tiêu sao cho hợp lý. Và đây là một chủ đề anh cho rằng sẽ cùng con thảo luận nhiều hơn để mở rộng vốn hiểu biết cho con mình.
Như việc giáo dục mọi kỹ năng khác, các cuộc trò chuyện về tiền bạc nên bắt đầu từ sớm và thường xuyên, thì kỹ năng đó mới trở nên gần gũi, quen thuộc.
Chia sẻ về việc cho con tiền như thế nào, anh Giang cho biết: “Mình quan niệm không thưởng tiền cho con khi làm việc nhà, đó không phải là dịch vụ mà là trách nhiệm mà mỗi thành viên trong gia đình phải cùng nhau chia sẻ. Có nhiều cách để khuyến khích con mà không cần dùng đến tiền.

Mình không cho con một số tiền nhất định theo tuần hay tháng mà tùy dịp… Con cũng có một nguồn quỹ tiết kiệm riêng từ tiền mừng tuổi, quà của ông bà, họ hàng vào các dịp đặc biệt”.

Mời quý thính giả nhấn vào audio để nghe phỏng vấn với khách mời.

Quý thính giả có thể chia sẻ các chủ đề hôn nhân, gia đình và nuôi dạy con cái mà quý vị quan tâm qua email của ban Việt ngữ . Chúng tôi sẽ liên lạc mời quý vị cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm.

Chương trình Mái ấm gia đình được phát thanh trên SBS Radio mỗi tối thứ Ba hàng tuần lúc 8.30 pm.

Share