Liên hiệp quốc đồng thanh thông qua hiệp ước về người tỵ nạn

UN High Commissioner for Refugees Filippo Grandi

UN High Commissioner for Refugees Filippo Grandi Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã đồng thanh bỏ phiếu chấp thuận một hiệp ước không có tính cách cưỡng hành nhằm cung cấp thêm các hỗ trợ cho người tỵ nạn.


Hiệp ước Toàn cầu về Người tỵ nạn nhắm vào việc trợ giúp cho những người lánh nạn do các cuộc xung đột hay bị đàn áp.

Hoa kỳ và Hungary bỏ phiếu chống lại hiệp ước, trong khi 3 nước khác bỏ phiếu trắng.

Đó là một hiệp ước đã được 15 quốc gia thi hành cho đến nay và Liên hiệp quốc nói rằng, nó sẽ giúp giảm bớt đến 9 tỷ Úc kim.

Đây là Hiệp ước Toàn cầu về Người tỵ nạn vốn không có hiệu lực cưỡng hành, nhưng nay được các nước đồng thanh chấp thuận tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc, nhằm cung cấp thêm sự hỗ trợ cho người tỵ nạn.

Cao ủy trưởng Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc là ông Filippo Grandi nói rằng, hiệp ước được đề ra nhằm làm giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia chứa chấp hầu hết những người tỵ nạn trên thế giới.

“Hiệp ước không có hiệu lực cưỡng hành, mà chỉ là một khung cảnh có tính cách hướng dẫn. Nó đề ra các cơ chế cho mỗi quốc gia, các khu vực tư nhân, những tổ chức quốc tế để cùng cải thiện làn sóng di dân".

"Rất quan trọng để hiểu được sự khác biệt nầy, là hiệp ước không bó buộc một ai cả, thế nhưng đề ra cơ hội mà chúng tôi hy vọng các nước và tổ chức khác sẽ chấp nhận”, Filippo Grandi.

Đại hội đồng Liên hiệp quốc bỏ thăm với 181 phiếu thuận, với chỉ có Hoa kỳ và Hungary bỏ phiếu chống.

Cộng hòa Dominican, Eritrea và Lybia bỏ phiếu trắng.

Ông Filippo Grandi nói rằng, cho dù Mỹ bỏ phiễu chống lại hiệp ước, quốc gia nầy cam kết giúp đỡ người tỵ nạn và ông cảm ơn sự ủng hộ của Mỹ, cho tổ chức tỵ nạn Liên hiệp quốc.

“Nếu quí vị đọc các văn kiện thì thấy nó rất thú vị, chẳng hạn như ‘Chúng tôi có những vấn đề khó khăn với ngôn ngữ và giải pháp để tiến hành hiệp ước nầy, họ chống đối vì một loạt các lý do, thế nhưng chúng tôi hỗ trợ người tỵ nạn và ủng hộ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc’.

"Năm nay chúng ta sắp sửa kết thúc một năm với sự đóng góp cao nhất chưa từng có về mặt tài chính, của Hoa kỳ cho Liên hiệp quốc”, Filippo Grandi.

Cũng chống lại hiệp ước là đại diện của Hungary tại Liên hiệp quốc, bà Katalin Annamaria Bogyay cho rằng, khung cảnh pháp lý để giúp đỡ người tỵ nạn vẫn tồn tại.

“Chúng tôi xem xét rằng không cần thiết có một văn kiện mới liên quan đến vấn đề nầy".

"Chính phủ chúng tôi cũng quan ngại về sự khác biệt giữa người tỵ nạn và di dân, cũng như tính chất tự nguyện của việc chia sẻ trách nhiệm, vốn không thích hợp trong văn kiện”, Katalin Annamaria Bogyay.

Trên toàn thế giới, có hơn 25 triệu người tỵ nạn và chỉ có 10 quốc gia, chứa chấp đến 60 phần trăm số người tỵ nạn nói trên.

Hiệp ước về người tỵ nạn khác biệt với Hiệp ước về Di trú của Liên hiệp quốc, vốn đã được chấp thuận hồi đầu tháng nầy, với gần 85 phần trăm các quốc gia hội viên của Liên hiệp quốc.

Nước Úc cùng với Mỹ, Israel và một nhóm các quốc gia Đông Âu, chống lại Hiệp ước Di dân nói trên.
"Ngày nay hơn bao giờ hết, xã hội chúng ta cần những người kiến tạo hoà bình”, Đức Giáo Hoàng Francis.
Chính phủ của ông Scott Morrison chống lại các phần trong hiệp ước và nói rằng, việc cầm giữ di dân nên được xem là giải pháp cuối cùng và chính phủ cho biết sẽ đề ra thỏa ước thay thế.

Trong khi đó Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô đã hướng những lời chỉ trích đến các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia vốn đổ lỗi cho di dân về những khó khăn của họ trong bài diễn văn mới nhất Ngài gởi đến các chính phủ trên khắp thế giới.

Với chiều hướng chống di dân ngày càng gia tăng tại những nơi như Âu châu và Hoa kỳ, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy nhắm vào việc tôn trọng mọi người hơn là khuyến khích một bầu không khí nghi ngờ và lo sợ.

Hồi tuần qua, Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi Hiệp ước Toàn cầu về Di Dân của Liên hiệp quốc.

Hiệp ước liệt kê 23 mục tiêu về việc, làm thế nào để cải thiện vấn đề quản lý di dân, bao gồm chuyện nêu cao những thuận lợi và sự linh động trong các đường lối, còn việc giam giữ di dân là biện pháp cuối cùng.

Hơn 160 quốc gia ký vào hiệp ước, thế nhưng một số nước trong đó có Hoa kỳ, Hungary, Ý và Ba Lan từ chối ký vào.

Nước Úc cũng không ký vào hiệp ước vốn không có tính cách ràng buộc pháp lý, khi Thủ tướng Scott Morrison nói rằng, hiệp ước phải thích hợp với chính sách bảo vệ biên giới của Úc và những dàn xếp về di trú.

Đức Giáo Hoàng cho biết, nỗi sợ hãi với di dân là điều không cần thiết.

“Quan hệ giữa con người trở nên phức tạp đặc biệt là trong thời đại của chúng ta, được đánh dấu bằng một bầu không khí nghi ngờ, do bắt nguồn từ sự lo sợ kẻ khác hay những người lạ mặt, hoặc sự lo lắng về an ninh cá nhân".

"Đáng buồn thay, điều nầy cũng thấy được ở tầm mức chính trị, qua thái độ chối bỏ dưới hình thức của chủ nghĩa quốc gia, vốn kêu gọi sự nghi ngờ về tình huynh đệ mà thế giới toàn cầu hóa của chúng ta, luôn có những tham vọng lớn lao như vậy".

"Ngày nay hơn bao giờ hết, xã hội chúng ta cần những người kiến tạo hoà bình”, Đức Giáo Hoàng Francis.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share