WHO chấp thuận vắc xin Oxford AstraZeneca để sử dụng khẩn cấp

A batch of Oxford-AstraZeneca vaccines arrives at a vaccination centre

A batch of Oxford-AstraZeneca vaccines arrives at a vaccination centre Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO liệt kê 2 mẫu vắc xin chống COVID-19 của Oxford AstraZeneca, được chấp thuận sử dụng khẩn cấp. Việc nầy diễn ra nhiều tháng sau khi các quốc gia đã phát động chương trình chủng ngừa, tuy nhiên hy vọng mới vẫn còn đó, khi các trường hợp COVID-19 mới khiến cho việc nhìn nhận trễ mất 5 tuần lễ. WHO cho biết đây là một dấu hiệu cho thấy các biện pháp y tế công cộng đang hữu hiệu, cho dù các biến chủng virus xuất hiện.


Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO hy vọng, có thể kiểm soát được đại dịch.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus cho biết, các trường hợp nhiễm bệnh hiện giảm xuống và các biện pháp y tế cung cấp hiện hữu hiệu trong việc trấn áp các trường hợp lây nhiễm.

“Con số các trường hợp được báo cáo về COVID-19, nay đã giảm bớt trong tuần lễ thứ năm liên tiếp".

"Tuần rồi, chúng ta chứng kiến con số thấp nhất trong một tuần kể từ tháng 10. Cho đến năm nay, con số báo cáo hàng tuần đã giảm xuống phân nửa, từ hơn 5 triệu ca trong tuần lễ của ngày 4 tháng 1, xuống còn 2,6 triệu trong tuần lễ bắt đầu vào ngày 8 tháng 2, chỉ cách nhau có 5 tuần lễ mà thôi".

'Việc nầy cho thấy các biện pháp y tế công cộng đã hữu hiệu, ngay cả khi có các biến chủng”, Tedros Ghebreyesus.

Ông thông báo vắc xin Oxford AstraZeneca đã được chấp nhận sử dụng khẩn cấp.

“Hôm nay chúng tôi có lý do để hy vọng, khi có thể kiểm soát được đại dịch".

'Nay WHO chấp thuận việc sử dụng khẩn cấp với 2 loại vắc xin của Oxford AstraZeneca, để có thể chủng ngừa trên toàn cầu qua chương trình Covax”, Tedros Ghebreyesus.

Được biết loại vắc xin nầy chiếm đa số trong chương trình chia sẻ vắc xin có tên là COVAX, nhằm giúp đỡ các quốc gia nghèo trên thế giới có được vắc xin.

Có 330 triệu liều sẽ được phân phối cho các nước nghèo vào cuối tháng 2.

Giám đốc chương trình Khẩn cấp của WHO, tiến sĩ Mike Ryan đề cập đến vấn đề, làm thế nào việc phân phối vắc xin có thể ảnh hưởng đến chuyện đi lại quốc tế.

Ông khuyến cáo mọi người với giấy chứng nhận của ‘sổ thông hành vắc xin’, khi nói rằng việc thiếu vắc xin và các triệu chứng với các dữ kiện được ghi nhận cũng như theo dõi, có thể gây ra một vấn đề khó khăn.

“Các ‘thông hành chủng ngừa’ rất rõ ràng vào lúc nầy, tôi nghĩ chúng được sử dụng đặc biệt, chứ không khuyến cáo việc áp dụng cho chứng nhận miễn nhiễm như là một điều kiện tiên quyết của một chuyến đi".

"Lý do là trước nhất, vắc xin không hoàn toàn có sẵn và có khuynh hướng giới hạn việc đi lại hơn là cho phép".

'Thứ hai là chúng tôi không có đủ dữ kiện vào lúc nầy, để hiểu biết trong trường hợp nào vắc xin có thể ngăn chận việc lây nhiễm”, Mike Ryan.

Một số các quốc gia đề nghị loại sổ thông hành vốn cho phép những cá nhân đã chủng ngừa, được tái tục các chuyến bay quốc tế.

Hy Lạp, Estonia, Đan Mạch và Tây Ban Nha hiện đẩy mạnh việc theo dõi các cá nhân đã chủng ngừa và giấy chứng nhận cho phép họ có nhiều tự do hơn trong việc di chuyển.

Vấn đề đi lại cũng được Vương quốc Anh quan tâm khi họ đề ra hệ thống kiểm dịch khách sạn cho các du khách có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Là quốc gia đi đầu trong việc chủng ngừa tại Âu Châu, chính phủ Anh cho biết không thể xác nhận tính chất hữu hiệu của vắc xin.

Thủ Tướng Anh Boris Johnson cho biết, họ quyết tâm tiến hành việc chủng ngừa.

“Mặc dù chương trình chủng ngừa tiến hành tốt đẹp, chúng ta vẫn không có đủ dữ kiện về tính chất hữu hiệu của vắc xin trong việc giảm bớt mức độ lây nhiễm".

'Chúng ta có các căn bản để tin tưởng, thế nhưng vắc xin chỉ mới được chủng trong vài tuần lễ và chúng ta đang xem xét trong toàn thời gian mà chưa có hôm nay, vẫn chưa có các bằng chứng chắc chắn cần thiết".

'Mức độ lây nhiễm vẫn còn rất cao vào hôm nay, có nhiều người vẫn ở trong bệnh viện hơn là vào lúc cao điểm hồi tháng 4 năm rồi”, Boris Johnson.

Được biết Anh quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới, chấp nhận một loại vắc xin để sử dụng khẩn cấp, từ hồi tháng 12 năm 2020.

Ông Johnson nói rằng, các khoa học gia ngày càng lạc quan, trong việc chiếm thế thượng phong với coronavirus.

“Chúng ta hiện chiến đấu với một căn bệnh, với virus có khả năng đột biến và thay đổi".

"Tôi không muốn mọi người nghĩ rằng tôi không lạc quan, tôi nghĩ có một thay đổi lớn lao mà khoa học hiện không nghi ngờ gì mức độ của căn bệnh nầy”, Boris Johnson.
"Theo truyền thuyết, việc nầy xô đuổi ma quỉ đi nơi khác và bắt đầu một mùa hè mới, cũng như một chu kỳ mới của cuộc sống”, Dam Host.
Các kế hoạch chủng ngừa COVID-19 đầy tham vọng, cũng được thực hiện tại Ấn Độ.

Được xem là quốc gia có số ca nhiễm đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ, Ấn Độ cần tiêm chủng cho 300 triệu dân, mới chỉ là khoảng 1 phần 5 dân số, chống lại virus cho đến tháng 8.

Bộ Trưởng Y Tế Ấn Độ, bác sĩ Harsh Vardhan cho biết, có 19 loại vắc xin hiện ở các giai đoạn nghiên cứu khác nhau và một số có thể sẵn sàng trong vòng vài tháng.

“Có từ 8 đến 8 triệu rưỡi người, bao gồm nhân viên y tế ở tuyến đầu, đã được chủng ngừa cho đến nay".

"Chúng ta hiện ở trong một tình thế xuất cảng vắc xin, sang cho 20 đến 25 quốc gia".

"Chẳng bao lâu sẽ đến giai đoạn chủng ngừa cho những người trên 50 tuổi vào tháng 3 sắp tới”, Harsh Vardhan.

Ấn Độ có dân số đông chỉ sau Trung Quốc, cho biết họ có thể không cần chủng ngừa tất cả 1,35 tỷ người, để tạo ra phản ứng miễn dịch cộng đồng.

Việc chủng ngừa phân nửa dân số, sẽ là một trong các chương trình tiêm chủng lớn nhất trên thế giới.

Trong số các quốc gia Liên Âu, Croatia trở thành quốc gia thành viên mới nhất cho thấy, họ muốn mua vắc xin Spunik 5 do Nga sản xuất, sau việc trì hoãn các loại vắc xin do Tây Phương chế tạo.

Thủ Tướng Croatia Andrej Plekovic cho biết, Nga sẵn sàng cung cấp vắc xin và giới chức y tế quyết định sử dụng, sau khi được sự chấp thuận từ Cơ quan Y tế Âu Châu.

Tại những nơi khác trong nước, cư dân địa phương đã xuống đường trong buổi lễ truyền thống lắc chuông đã có từ 150 năm qua.

Trong lúc mùa đông từ từ bao phủ Đông Âu, một nhóm người mặc áo khoác bằng lông cừu và đầu đội các sừng con vật tụ tập lại để rung chuông, với hy vọng xua đuổi virus COVID-19.

Ông Dam Host là chủ tịch của hiệp hội nói rằng, theo truyền thuyết nhóm nầy sẽ đẫy lùi ma quỉ và mang lại một mùa hè và một chu kỳ cuộc sống mới.

“Đó là truyền thống có từ 150 năm qua vào lúc nầy trong năm, chuông đổ lên để tụ tập mọi người và viếng thăm ngôi làng Kastav".

"Theo truyền thuyết, việc nầy xô đuổi ma quỉ đi nơi khác và bắt đầu một mùa hè mới, cũng như một chu kỳ mới của cuộc sống”, Dam Host.

Phong tục cổ xưa nầy được biết là độc đáo tại khu vực nầy, được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 2009.

Theo các dữ kiện của đại học John Hopkins, có hơn 109 triệu người nhiễm COVID-19 trên thế giới, kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share