Các kinh tế gia cảnh cáo về hậu quả khốc liệt do biến đổi khí hậu vào năm 2070

NACA Feature, climate change, economic outlook,

Smoke haze from bushfires blankets the Sydney CBD as beachgoers Jump from a cliff in Nielsen Park during hot weather in Sydney Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một nghiên cứu mới cảnh cáo về hậu quả cuả tình trạng biến đổi khí hậu sẽ khắc nghiệt hơn so với thời buổi đại dịch và đến năm 2070 rồi sẽ tiếp tục, trừ khi có các quyết định dứt khoát để loại bỏ vấn đề thải khí trong nền kinh tế của Úc. Tổ chức nghiên cứu Deloitte tìm thấy vào thời điểm đó, sẽ có 880 ngàn công việc bị mất và tổng sản lượng hàng năm giảm bớt 3,4 tỷ đô la, so với một thế giới không có sự kiện khí hậu thay đổi.


Nền kinh tế Úc vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề do COVID-19, lại có thể đối diện với một cú sốc lớn lao không kém, do thay đổi khí hậu.

Đó là tiên đoán của một trong những nhà khoa học hàng đầu của tổ chức Deloitte Úc Châu, ông Pradeep Phillip khi ông nầy liên kết thái độ thụ động trước nạn đại dịch thường xuyên, theo ý nghĩa về mặt ảnh hưởng kinh tế của tình trạng thay đổi khí hậu.

“Trong 30 năm nữa, nền kinh tế của chúng ta sẽ chậm lại với cùng mức độ như năm nay do đại dịch COVID-19".

"Vì vậy công việc cũng như sự phát triển đều bị ảnh hưởng, qua việc chẳng làm gì trong việc thay đổi khí hậu, ảnh hưởng nầy cũng ngang bằng với những gì chúng ta trải qua năm nay do COVID-19”, Pradeep Phillip.

Với tiên đoán là nhiệt độ toàn cầu gia tăng hơn 3 độ bách phân, tổ chức nghiên cứu Deloitte cho rằng tình trạng thay đổi khí hậu không kiểm soát, có thể cắt giảm mức phát triển hàng năm là 3,6 phần trăm, dẫn đến 310 ngàn công việc bị mất đi vào năm 2050.

Đến năm 2070, ảnh hưởng đến mức phát triển lên gấp đôi tức là 6 phần trăm, tương đương với 3,4 ngàn tỷ đô la thất thoát và 880 ngàn công việc bị mất.

Ông Phillip tiên đoán, tiểu bang nắng ấm Queensland lệ thuộc vào kỹ nghệ du lịch, sẽ là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

“Quả không phải là chuyện tốt cho các du khách, đến những nơi nóng bức không chịu đựng nổi".

"Những thay đổi nầy sẽ ảnh hưởng đến sự thu hút các du khách đến các thắng cảnh nổi tiếng như Great Barrier Reef”, Pradeep Phillip.

Về mặt tích cực, tổ chức Deloitte Úc Châu ước lượng một sự hồi phục về mặt phát triển có thể giúp nền kinh tế nước Úc đạt mức 680 tỷ đô la vào năm 2070, với Tổng Sản Lượng Quốc Gia gia tăng mạnh mẽ khi có hơn 250 ngàn công việc được thêm vào nền kinh tế.
"Hồi năm rồi, Văn phòng Nông nghiệp, Tài nguyên Kinh tế và Khoa học đã xác định sản lượng nông nghiệp mất mát đến 20 phần trăm trong 20 năm qua”, Charlie Prell.
Với chính sách của Anh quốc hướng đến mục tiêu thải khí là số không vào năm 2050, Thủ Tướng Anh Boris Johnson mới đây đã thúc giục Thủ Tướng Scott Morrison hãy có hành động mạnh mẽ khi đề cập đến vấn đề thay đổi khí hậu.

Một phát ngôn nhân của Bộ Trưởng Năng lượng Aigus Taylor nhấn mạnh, lộ trình đầu tư kỹ thuật của chính phủ sẽ tạo thêm công ăn việc làm, cắt giảm chi phí và giảm bớt khí thải.

Ông Charlie Prell, Phó chủ tịch Hiệp hội Nông dân Hành động vì Thời tiết, kể ra cơ quan nghiên cứu nông nghiệp cuả chính phủ để tranh luận rằng hậu quả kinh tế của sự biến đổi khí hậu không chỉ là cho tương lai mà thôi.

“Đó là những gì chúng ta chứng kiến hôm nay trong thế kỷ nầy".

"Hồi năm rồi, Văn phòng Nông nghiệp, Tài nguyên Kinh tế và Khoa học đã xác định sản lượng nông nghiệp mất mát đến 20 phần trăm trong 20 năm qua”, Charlie Prell.

Được biết Hội đồng Khoáng Sản Úc Châu hồi tháng 6 đã ủng hộ mục tiêu thải khí bằng không, nhưng không đề ra nhật kỳ cho mục tiêu.

Hội đồng cho đài SBS News biết rằng ‘các cộng đồng địa phương lệ thuộc vào các công việc trong lãnh vực khoáng sản, cũng như an ninh về kinh tế.

Họ sẽ chịu ảnh hưởng trái ngược, nếu sự chuyển đổi không được điều hành một cách thích hợp”.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share